Văn phòng Ủy ban Dân tộc thực hiện những chức năng gì? Văn phòng có được quản lý con dấu của Ủy ban Dân tộc hay không?
Văn phòng Ủy ban Dân tộc thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Văn phòng Ủy ban Dân tộc được quy định tại Điều 1 Quyết định 268/QĐ-UBDT năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 642/QĐ-UBDT năm 2017) như sau:
Vị trí, chức năng
Văn phòng Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Văn phòng Ủy ban) là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Ủy ban), thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Ủy ban; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) tổng hợp theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban đã được phê duyệt; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh (09 tỉnh, thành phố; sau đây gọi tắt là địa bàn). Tổ chức thực hiện công tác hành chính; kiểm soát thủ tục chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương theo quy định của pháp luật; văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc, phục vụ chung cho hoạt động của Ủy ban và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Ủy ban có con dấu riêng và tài khoản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Văn phòng Ủy ban Dân tộc là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộ, thực hiện những chức năng sau đây:
- Tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Ủy ban;
- Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tổng hợp theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban đã được phê duyệt; giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn các tỉnh, thành phố:
+ Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh (09 tỉnh, thành phố; sau đây gọi tắt là địa bàn).
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính; kiểm soát thủ tục chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương theo quy định của pháp luật; văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc, phục vụ chung cho hoạt động của Ủy ban và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Ủy ban Dân tộc (hình từ internet)
Văn phòng Ủy ban Dân tộc có được quản lý con dấu của Ủy ban hay không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Ủy ban Dân tộc được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 268/QĐ-UBDT năm 2017 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Quản lý công tác văn thư, lưu trữ:
a) Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật thông tin, tài liệu trong cơ quan Ủy ban theo quy định của pháp luật và của Ủy ban;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị thuộc Ủy ban;
c) Quản lý con dấu của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban theo quy định.
...
Theo đó, Văn phòng Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ quản lý con dấu của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban theo quy định.
Văn phòng Ủy ban Dân tộc bao gồm những chức danh lãnh đạo nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 268/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Ủy ban có Chánh Văn phòng, các Phó chánh Văn phòng và công chức, người lao động, làm việc theo chế độ thủ trưởng, tổ chức phòng, kết hợp với chế độ chuyên viên theo Quy chế làm việc của Ủy ban và Quy chế làm việc của Văn phòng.
Chánh Văn phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; Chánh Văn phòng là chủ tài khoản của Văn phòng Ủy ban.
Các Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng; trong đó có 01 Phó Chánh Văn phòng là Trưởng đại diện Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số mặt công tác của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Văn phòng Ủy ban có Chánh Văn phòng, các Phó chánh Văn phòng.
- Chánh Văn phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; Chánh Văn phòng là chủ tài khoản của Văn phòng Ủy ban.
- Các Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng; trong đó có 01 Phó Chánh Văn phòng là Trưởng đại diện Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số mặt công tác của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?