Văn phòng Thanh tra Chính phủ có con dấu riêng hay không? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra Chính phủ như thế nào?
Văn phòng Thanh tra Chính phủ có con dấu riêng để thực hiện giao dịch hay không?
Văn phòng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Văn phòng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 881/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Thanh tra Chính phủ là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện công tác hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của Thanh tra Chính phủ theo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Văn phòng có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Văn phòng Thanh tra Chính phủ có con dấu riêng để thực hiện giao dịch.
Văn phòng Thanh tra Chính phủ có con dấu riêng hay không? Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Văn phòng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 881/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
- Chủ trì xây dựng trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành các văn bản quy định về quản lý hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, văn hóa công sở, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị của cơ quan Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các vụ, cục, đơn vị thực hiện.
- Giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ: Lập chương trình, lịch làm việc hàng ngày, hàng tuần; thẩm định về thể thức các văn bản, hồ sơ của các vụ, cục, đơn vị trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giải quyết công việc.
- Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; Quản lý con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ và của Văn phòng theo pháp luật và quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng và trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm của Thanh tra Chính phủ; tổ chức thực hiện ngân sách, công tác tài chính, kế toán ngân sách của khối hành chính thuộc Thanh tra Chính phủ.
- Là đầu mối quan hệ, giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài cơ quan Thanh tra Chính phủ; tổ chức, phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Thanh tra Chính phủ.
- Thường trực công tác quốc phòng, an ninh, tự vệ; đảm bảo an toàn, trật tự, kỷ cương trong cơ quan Thanh tra Chính phủ.
- Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo phương tiện và điều kiện làm việc, quản lý tài sản, kinh phí phục vụ hoạt động của khối hành chính cơ quan Thanh tra Chính phủ.
- Là đầu mối tiếp nhận, thông báo, chuẩn bị kinh phí, phương tiện, tổ chức đoàn viếng, lễ tang thuộc phạm vi trách nhiệm, nghi lễ của cơ quan Thanh tra Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Quản lý công chức, người lao động, hồ sơ, tài liệu, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra Chính phủ như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Văn phòng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 881/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng gồm:
a) Lãnh đạo Văn phòng có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng;
b) Các đơn vị trực thuộc Văn phòng:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Tài vụ;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Quản lý phương tiện;
- Đại diện Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, Đại diện Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là phòng) do Chánh văn phòng quy định.
3. Biên chế của Văn phòng do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Chánh Văn phòng.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thanh tra Chính phủ gồm có:
- Lãnh đạo Văn phòng có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng;
- Các đơn vị trực thuộc Văn phòng:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp;
+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Phòng Tài vụ;
+ Phòng Quản trị;
+ Phòng Quản lý phương tiện;
+ Đại diện Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?