Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động kể từ khi được cấp Giấy phép đúng không?
- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động kể từ khi cấp được Giấy phép đúng không?
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài có đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động không đúng nội dung trong Giấy phép có bị thu hồi Giấy phép?
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động kể từ khi cấp được Giấy phép đúng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì văn phòng đại diện nước ngoài được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;
- Quy định pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Điều kiện khai trương hoạt động
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
...
Theo đó, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
Như vậy, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không thể hoạt động ngay khi nhận Giấy phép mà chỉ được tiến hành hoạt động khi đã khai trương hoạt động theo quy định.
Lưu ý: Cũng theo Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì văn phòng đại diện nước ngoài phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Giấy phép đã cấp hết hiệu lực.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài được tiến hành hoạt động kể từ khi được cấp Giấy phép đúng không? (Hình từ Internet)
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài có đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép theo quy định của Luật này.
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
3. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc thông báo thông tin về cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép; thông tin về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện nước ngoài và các thông tin có liên quan cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đó, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đó.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động không đúng nội dung trong Giấy phép có bị thu hồi Giấy phép?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về các trường hợp bị thu hồi Giấy phép như sau:
Thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
2. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép.
Như vậy, trường hợp văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?