Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được đặt bao nhiêu văn phòng đại diện?
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được đặt bao nhiêu văn phòng đại diện?
Tại Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về quyền thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:
Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Theo những quy định này chỉ đề cập thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được thành lập văn phòng đại diện mà không đề cập về số lượng.
Như vậy có thể hiểu thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có thể mở một hoặc nhiều văn phòng đại diện mà không bị giới hạn về số lượng.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (hình từ internet)
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Theo quy định này thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 17 Luật Thương mại 2005, Điều 18 Luật Thương mại 2005 như sau:
(1) Quyền của Văn phòng đại diện
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật Thương mại 2005.
- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?