Văn phòng công chứng không hoạt động bao lâu thì có thể bị thu hồi quyết định cho phép thành lập?
- Văn phòng công chứng không hoạt động bao lâu thì có thể bị thu hồi quyết định cho phép thành lập?
- Bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng sẽ chấm dứt hoạt động đúng không?
- Khi bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn nào?
Văn phòng công chứng không hoạt động bao lâu thì có thể bị thu hồi quyết định cho phép thành lập?
Trường hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Công chứng 2014 như sau:
Thu hồi quyết định cho phép thành lập
1. Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong những trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;
c) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
d) Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh;
đ) Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
e) Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.
Theo quy định trên, Văn phòng công chứng sẽ bị thu hồi quyết định cho phép thành lập nếu không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên (trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng).
Văn phòng công chứng không hoạt động bao lâu thì có thể bị thu hồi quyết định cho phép thành lập? (Hình từ Internet)
Bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng sẽ chấm dứt hoạt động đúng không?
Trường hợp Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng 2014 như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
b) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
c) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
...
Theo đó, khi bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Khi bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn nào?
Thời hạn mà Văn phòng công chứng phải nộp đủ số thuế còn nợ khi bị thu hồi quyết định cho phép thành lập được quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Công chứng 2014 như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
...
3. Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật này, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, khi bị thu hồi quyết định cho phép thành lập thì Văn phòng công chứng phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi.
Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?