Văn phòng công chứng đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng số lần theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Văn phòng công chứng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong bao nhiêu số báo?
- Văn phòng công chứng đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng số lần theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có được cho mượn trụ sở hay không?
Văn phòng công chứng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong bao nhiêu số báo?
Văn phòng công chứng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong bao nhiêu số báo? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng 2014 về đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;
- Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
Văn phòng công chứng đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng số lần theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
Như vậy, Văn phòng công chứng đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng số lần theo quy định thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có được cho mượn trụ sở hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Công chứng 2014 về Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
…
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, dựa vào quy định của điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cụ thể:
Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
1. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi sau đây:
a) Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và các biện pháp hỗ trợ khác đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
Như vậy, Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được cho mượn trụ sở làm việc trong 03 năm đầu hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?