Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
- Có được thay mặt người nhận nuôi con thực hiện các thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam hay không?
- Vấn đề trụ sở văn phòng, sử dụng lao động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em như thế nào?
- Văn phòng con nuôi nước ngoài có phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hay không?
Có được thay mặt người nhận nuôi con thực hiện các thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam hay không?
Theo Điều 6 Thông tư 21/2011/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số cụm từ, điểm bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BTP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-BTP), văn phòng con nuôi nước ngoài có thể thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam.
- Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 43 Luật Nuôi con nuôi 2010, Văn phòng con nuôi nước ngoài được thay mặt người nhận con nuôi tiến hành các hoạt động sau đây nhằm thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam:
+ Hoàn thiện hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Nộp hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;
+ Bổ sung tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ của người nhận con nuôi theo yêu cầu của Cục Con nuôi;
+ Gửi ảnh và báo cáo về trẻ em, thông tin đầy đủ và chi tiết hồ sơ sức khỏe của trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài cho người nhận con nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, sau khi có văn bản chấp thuận của Cục Con nuôi;
+ Hỗ trợ kiểm tra khám sức khỏe bổ sung hoặc chuyên sâu, khám bệnh, điều trị và chăm sóc trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài theo đề nghị của người nhận con nuôi; hỗ trợ chuẩn bị tâm lý, ngôn ngữ và các điều kiện cần thiết khác cho trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài;
+ Gửi Cục Con nuôi văn bản đồng ý của người nhận con nuôi về trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hữu quan cho tiếp tục hoàn thiện thủ tục nuôi con nuôi;
+ Nộp chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định;
+ Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú, phiên dịch khi họ đến Việt Nam để hoàn tất các thủ tục xin nhận trẻ em làm con nuôi;
+ Phối hợp với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tổ chức cho người nhận con nuôi làm quen, tiếp xúc với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài;
+ Hỗ trợ người nhận con nuôi trong lễ giao nhận con nuôi;
+ Hỗ trợ người nhận con nuôi trong các thủ tục về hộ chiếu, thị thực cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh và định cư tại nước ngoài hữu quan.
+ Đề nghị chứng nhận việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 38 của Luật Nuôi con nuôi.
- Văn phòng con nuôi nước ngoài không được đại diện về mặt pháp lý cho cha mẹ nuôi nước ngoài.
- Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài bị thu hồi giấy phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Nuôi con nuôi 2010, Cục Con nuôi trao đổi với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về biện pháp hỗ trợ hoàn tất việc giải quyết đối với những hồ sơ đã được chuyển cho Sở Tư pháp.
Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Vấn đề trụ sở văn phòng, sử dụng lao động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 21/2011/TT-BTP, vấn đề trụ sở văn phòng và sử dụng lao động được quy định như sau:
Tổ chức con nuôi nước ngoài được thuê trụ sở và sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 43 Luật Nuôi con nuôi 2010 và hướng dẫn sau đây:
- Tổ chức con nuôi nước ngoài phải gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số FAX, địa chỉ thư tín của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và 01 bản hợp đồng thuê trụ sở (nếu có).
- Trường hợp sử dụng lao động Việt Nam làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải ký hợp đồng sử dụng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và gửi cho Cục Con nuôi văn bản thông báo về danh sách nhân viên làm việc tại Văn phòng, địa chỉ liên hệ và 01 bản hợp đồng sử dụng lao động. Nhân viên làm việc tại Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc và đạo đức tốt.
Văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 21/2011/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số cụm từ, điểm bởi khoản 3 Điều 2, khoản 4 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-BTP, khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BTP), văn phòng con nuôi nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi như sau:
- Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm đôn đốc cha mẹ nuôi nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ báo cáo đúng hạn về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trong vòng 3 năm kể từ khi trẻ em được nhận làm con nuôi.
- Trên cơ sở báo cáo của cha mẹ nuôi, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi Cục Con nuôi báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 43 của Luật Nuôi con nuôi 2010 và hướng dẫn sau đây:
- Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm, Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi cho Cục Con nuôi Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được Văn phòng con nuôi nước ngoài đó hỗ trợ nhận làm con nuôi ở nước ngoài. Tổng hợp báo cáo phải theo đúng Mẫu số 1 Thông tư 21/2011/TT-BTP, trong đó phải tổng hợp đầy đủ, trung thực các thông tin về tình hình phát triển của trẻ em.
- Tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên, đóng dấu và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi gửi cho Cục Con nuôi.
- Ngoài việc báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 21/2011/TT-BTP, Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về trường hợp trẻ em Việt Nam cụ thể được nhận làm con nuôi ở nước ngoài theo yêu cầu của Cục Con nuôi.
- Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để Cục Con nuôi tiếp nhận hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài.
Văn phòng con nuôi nước ngoài có phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hay không?
Theo Điều 10 Thông tư 21/2011/TT-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 11/2021/TT-BTP), văn phòng con nuôi nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động cho Cục Con nuôi Việt Nam.
- Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm gửi Cục Con nuôi báo cáo 6 tháng và báo cáo hàng năm về tình hình hoạt động theo biểu mẫu Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.
- Việc nghiêm túc chấp hành nghĩa vụ báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài được coi là một trong các căn cứ để xem xét cho phép gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
- Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi báo cáo bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử dưới định dạng pdf của báo cáo giấy theo quy định gửi báo cáo hàng năm đã nêu ở trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?