Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc nào? Công chức Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo điều kiện gì?
Cơ quan nào có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về văn phòng Chính phủ như sau:
Văn phòng Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Theo đó, cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ là Văn phòng Chính phủ.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ sẽ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc nào? Công chức Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Văn phòng chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, Văn phòng chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc sau đâu:
+ Chủ trì xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;
+ Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ, Thường trực Chính phủ;
+ Tham mưu giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Chủ trì xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.
Công chức làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 36/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
11. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn phòng đối với Văn phòng các bộ, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
12. Về công chức
a) Công chức Văn phòng Chính phủ phải là những người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi; được áp dụng chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đặc thù theo quy định;
b) Văn phòng Chính phủ được chủ động đề nghị ưu tiên điều động, luân chuyển, biệt phái công chức ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về làm việc tại Văn phòng Chính phủ và từ Văn phòng Chính phủ đến làm việc tại các bộ, ngành, cơ quan, địa phương theo thẩm quyền, quy định của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm ưu tiên điều động, luân chuyển, biệt phái công chức theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ.
13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm; quyết định tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
14. Quyết định và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Văn phòng Chính phủ theo mục tiêu, nội dung, ...
...
Theo đó, công chức làm việc tại Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo những điều kiện như sau:
+ Là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, theo dõi.
Ngoài ra, công chức làm việc tại Văn phòng Chính phủ được áp dụng chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đặc thù theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thực hiện đấu thầu dự án xây dựng nhà ở xã hội để lựa chọn chủ đầu tư khi chỉ có 1 chủ đầu tư quan tâm không?
- 12 cung hoàng đạo ngày 10 4 2025 tử vi? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 10 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo 10 4 2025 ra sao?
- Viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ có được mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân hay không?
- Mẫu Thông báo về lịch trực nghỉ lễ 30 4 và 1 5 và việc treo cờ Tổ quốc của công ty? Đi làm vào ngày nghỉ 30 4 và 1 5 ban đêm được trả lương bao nhiêu?
- 06 trường hợp được đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào?