Nhà thờ dòng họ là gì? Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?

Nhà thờ dòng họ là gì? Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? Hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ dòng họ cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này có nghĩa vụ gì?

Nhà thờ dòng họ là gì?

Nhà thờ dòng họ là một công trình kiến trúc mang tính linh thiêng và văn hóa truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ, gia tộc hay một gia đình đông thành viên. Đây là nơi không chỉ để tưởng nhớ và tri ân các bậc tổ tiên, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, nơi các thế hệ con cháu giao lưu, học hỏi và duy trì các giá trị, truyền thống gia đình.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì nhà thờ dòng họ được xem là cơ sở tín ngưỡng.

Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
...

Theo đó, hoạt động thờ cúng tổ tiên được xem là một hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật.

Vậy, hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không thì căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về đăng ký hoạt động tín ngưỡng như sau:

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.

Như vậy, hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ không phải thực hiện đăng ký hoạt động tín ngưỡng với cơ quan nhà nước.

Nhà thờ dòng họ là gì? Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?

Nhà thờ dòng họ là gì? Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? (Hình từ Internet)

Hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ dòng họ cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này có nghĩa vụ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ dòng họ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

(1) Phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

(2) Phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ dòng họ, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Và người đại diện, ban quản lý tại nhà thờ dòng họ có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia hoạt động tín ngưỡng thực hiện hoạt động tín ngưỡng đúng quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hành vi sau đây:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

(Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016)

Hoạt động tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà thờ dòng họ là gì? Hoạt động thờ cúng tổ tiên của nhà thờ dòng họ có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?
Pháp luật
Cách bày đặt bàn thờ Thần Tài để hứng tài lộc? Thần Tài Thổ Địa thích ăn gì? Thờ cúng Thần Tài Thổ Địa có phải là hoạt động tín ngưỡng?
Pháp luật
Trong hoạt động tín ngưỡng pháp luật nghiêm cấm những hành vi gì? Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng phải dựa trên mấy nguyên tắc?
Pháp luật
Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?
Pháp luật
Xin xăm đầu năm là gì? Cá nhân có hành vi xin xăm đầu năm thì có phải là tham gia hoạt động mê tín, dị đoan hay không?
Pháp luật
Tín ngưỡng dân gian là gì? Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng có phải đăng ký hay không?
Pháp luật
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay được quy định ra sao? Có khó khăn gì hay cần điều kiện gì bắt buộc hay không?
Pháp luật
Xin phép hoạt động đền (hoạt động tín ngưỡng) trong khu du lịch hiện nay được quy định ra sao? Có bị cấm hoạt động đền trong khu du lịch hay không?
Pháp luật
Nhà tu hành là người nước ngoài có được quyền giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động tín ngưỡng
55 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động tín ngưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động tín ngưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào