Vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt có quy định như thế nào? Vật liệu phóng xạ khi được vận chuyển bằng đường sắt thì phải sắp xếp như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt có quy định như thế nào? Vật liệu phóng xạ khi được vận chuyển bằng đường sắt thì phải sắp xếp như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật Long đến từ Hải Phòng.

Vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt có quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định đối với vận chuyển bằng đường sắt như sau:

Quy định đối với vận chuyển bằng đường sắt
Tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt ngoài việc thực hiện các quy định chung từ Điều 19 tới Điều 29 còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Được phép vận chuyển hàng phóng xạ bằng tầu chở hàng hoặc trong toa hành lý của tầu chở khách. Toa chở hàng phóng xạ phải có mái che khi vận chuyển kiện dễ thấm nước.
2. Toa chở hàng phóng xạ phải được gắn nhãn như quy định tại Điều 27 Thông tư này ở phía ngoài hai bên thành toa. Trường hợp toa không có thành, chở côngtenơ thì nhãn trên côngtenơ là đủ. Bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm dán nhãn chính xác.
3. Khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ) phải có người áp tải. Người áp tải phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp.

Như vậy, theo quy định trên thì khi vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt thì có quy định như sau:

- Phải thực hiện các quy định chung từ Điều 19 đến Điều 29 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN;

- Được phép vận chuyển hàng phóng xạ bằng tầu chở hàng hoặc trong toa hành lý của tầu chở khách. Toa chở hàng phóng xạ phải có mái che khi vận chuyển kiện dễ thấm nước;

- Toa chở hàng phóng xạ phải được gắn nhãn như quy định tại Điều 27 Thông tư này ở phía ngoài hai bên thành toa. Trường hợp toa không có thành, chở côngtenơ thì nhãn trên côngtenơ là đủ. Bên gửi hàng phải chịu trách nhiệm dán nhãn chính xác;

- Khi vận chuyển (trừ trường hợp vận chuyển kiện miễn trừ) phải có người áp tải. Người áp tải phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ, được huấn luyện xử lý sự cố trên đường vận chuyển và được trang bị thiết bị đo liều thích hợp.

Vật liệu phóng xạ

Vật liệu phóng xạ (Hình từ Internet)

Vật liệu phóng xạ khi được vận chuyển bằng đường sắt thì phải sắp xếp như thế nào?

Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về sắp xếp kiện khi vận chuyển và kho trung chuyển như sau:

Sắp xếp kiện khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
1. Bảo đảm an toàn và chắc chắn để không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi.
2. Bảo đảm thông lượng nhiệt trung bình trên bề mặt của kiện không vượt 15 (W/m2).
3. Chất kiện vào côngtenơ hoặc phương tiện vận chuyển sao cho suất liều bức xạ bề mặt, TI và CSI không vượt các giá trị quy định tại các Khoản 6 Điều 22, Khoản 3 Điều 23 và Khoản 3 Điều 24 Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên vận liệu phóng xạ khi được vận chuyển thì phải sắp xếp bảo đảm an toàn và chắc chắn để không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi và phải bảo đảm thông lượng nhiệt trung bình trên bề mặt của kiện không được vượt quá 15 W/m2; chất kiện vào tàu lửa sao cho suất liều bức xạ bề mặt, TI và CSI không vượt các giá trị quy định tại các Khoản 6 Điều 22, Khoản 3 Điều 23 và Khoản 3 Điều 24 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN.

Công ty vận chuyển vật liệu phóng xạ chỉ chấp nhận vận chuyển khi nào?

Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm bên vận chuyển như sau:

Trách nhiệm của bên vận chuyển
1. Ngoài những quy định về vận tải hàng hóa hiện hành, bên vận chuyển chỉ được chấp nhận vận chuyển khi:
a) Có đầy đủ bản khai, giấy chứng nhận đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật, huớng dẫn trong vận chuyển;
b) Kiểm tra cẩn thận kiện, lô hàng, côngtenơ khớp với bản khai và theo đúng quy định tại Thông tư này. Trường hợp phát hiện những điều không đúng thì có quyền từ chối vận chuyển, lập biên bản và sao gửi cho các bên hữu quan (bên gửi hàng, bên nhận hàng) và cơ quan thẩm quyền.
2. Bảo đảm an toàn bức xạ trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho trung chuyển, bao gồm cả việc ghi nhật ký đọc suất liều trong quá trình vận chuyển.
3. Thông báo cụ thể kế hoạch, lộ trình vận chuyển vật liệu phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương trên tuyến đường vận chuyển.

Như vậy, theo quy định trên thì công ty vận chuyển vật liệu phóng xạ chỉ chấp nhận vận chuyển khi:

- Có đầy đủ bản khai, giấy chứng nhận đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật, huớng dẫn trong vận chuyển;

- Kiểm tra cẩn thận kiện, lô hàng, côngtenơ khớp với bản khai và theo đúng quy định tại Thông tư này, trường hợp phát hiện những điều không đúng thì có quyền từ chối vận chuyển, lập biên bản và sao gửi cho các bên hữu quan và cơ quan thẩm quyền.

Người nhận vật liệu phóng xạ có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm của bên nhận như sau:

Trách nhiệm của bên nhận
1. Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện ra khỏi nơi nhận hàng.
2. Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi xảy ra sự cố.
3. Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.

Như vậy, theo quy định trên thì người nhận vật liệu phóng xạ có trách nhiệm như sau:

- Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện ra khỏi nơi nhận hàng;

- Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi xảy ra sự cố;

- Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.

Vật liệu phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Vật liệu phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào?
Pháp luật
Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu phóng xạ không đúng quy định về an toàn bức xạ thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt có quy định như thế nào? Vật liệu phóng xạ khi được vận chuyển bằng đường sắt thì phải sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như thế nào?
Pháp luật
Người để rơi vãi vật liệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu phóng xạ
669 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào