Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời cần phải thông qua cơ quan nào? Văn bản yêu cầu dẫn độ gồm những nội dung nào?
Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời cần phải thông qua cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:
Quyết định dẫn độ
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.
2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.
3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:
a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;
...
Theo đó, trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Cùng với đó, thì trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ.
Do đó, văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời sẽ được gửi thông qua Bộ Công an.
Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời cần phải thông qua cơ quan nào? Văn bản yêu cầu dẫn độ gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Văn bản yêu cầu dẫn độ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định đối với văn bản yêu cầu dẫn độ phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
- Lý do yêu cầu dẫn độ;
- Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
- Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ
Việc xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về việc xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người như sau:
- Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ.
- Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Tương trợ tư pháp 2007, ngoài các quy định của pháp luật, còn phải xem xét các yếu tố liên quan sau đây:
- Quốc tịch hữu hiệu và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;
- Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;
- Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
- Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;
- Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
- Quốc tịch của người bị hại;
- Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;
- Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ;
- Các yếu tố khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?