Văn bản sử dụng mộc vuông có được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã hay không? Có thể sử dụng viết mực nước trong việc ghi chép các đơn, văn bản trong lĩnh vực tư pháp cấp xã không?
Văn bản sử dụng mộc vuông có được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã hay không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
"Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật."
Theo đó doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Do đó, với các giấy tờ có mộc vuông (của doanh nghiệp) thì Ủy ban nhân dân vẫn chứng thực cho bạn.
Văn bản sử dụng mộc vuông có được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã hay không?
Thẩm quyền chứng thực Ủy ban nhân dân xã có quyền chứng thực các văn bản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền như sau:
"Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
....
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã."
Theo đó Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch; hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở; di chúc; văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản.
Có thể sử dụng viết mực nước trong việc ghi chép các đơn, văn bản trong lĩnh vực tư pháp cấp xã không?
Hiện không có quy định cụ thể nào về việc sử dụng mực nước trong việc ghi chép các đơn, văn bản trong lĩnh vực tư pháp cấp xã. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
"Điều 29. Cách ghi Sổ, giấy tờ hộ tịch
...
1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu."
Theo quy định trên Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ. Và trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch trên máy thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu. Như vậy khi ghi chép cần lưu ý nội dung viết phải rõ ràng, không bị mờ, không bị phai màu và không sử dụng mực đỏ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?