Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý không?
Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý không?
Căn cứ Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:
Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
1. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt, bảo đảm chính xác, phổ thông, thống nhất, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tên.
3. Văn bản quy phạm pháp luật phải đánh số, ký hiệu bảo đảm thể hiện rõ số thứ tự liên tục, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản.
4. Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Bản dịch có giá trị tham khảo.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài. Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài dịch có giá trị tham khảo.
Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian nào, do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan.
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tham vấn Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của Luật này.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
4. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ và công khai việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội, tham vấn chính sách, góp ý chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 và các luật khác có liên quan.
Và, Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ.
- Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới; bảo đảm dân chủ, công bằng, nhân đạo, công khai, minh bạch, khoa học, kịp thời, ổn định, khả thi, hiệu quả.
- Bảo đảm việc thực hiện chủ trương phân quyền, phân cấp; giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn; vấn đề mới, xu hướng mới; yêu cầu quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định thực hiện thí điểm phải xác định thời gian thực hiện thí điểm và phải được sơ kết, tổng kết để xem xét, quyết định việc tiếp tục áp dụng hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng chính thức.
- Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp nào?
- Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
- Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
- Thí sinh tự do hiện nay sẽ thi đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nào theo quy định tại Thông tư 24?