Văn bản nào trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lấy ý kiến tham gia của các đơn vị?
- Văn bản nào trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lấy ý kiến tham gia của các đơn vị?
- Thời gian lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là bao lâu?
- Đơn vị lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Văn bản nào trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lấy ý kiến tham gia của các đơn vị?
Công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Lấy ý kiến tham gia
1. Các văn bản phải lấy ý kiến tham gia
a) Quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn có phạm vi điều chỉnh toàn ngành; văn bản có nội dung phức tạp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trở lên; đơn khiếu nại, tố cáo kéo dài.
b) Các quy định, quy chế quản lý nội bộ cơ quan.
c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Lãnh đạo cơ quan.
...
Căn cứ trên quy định các văn bản sau đây trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lấy ý kiến tham gia của các đơn vị, cá nhân, bao gồm:
- Quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn có phạm vi điều chỉnh toàn ngành; văn bản có nội dung phức tạp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trở lên; đơn khiếu nại, tố cáo kéo dài.
- Các quy định, quy chế quản lý nội bộ cơ quan.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của Lãnh đạo cơ quan.
Thời gian lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 13 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Lấy ý kiến tham gia
...
3. Thời gian lấy ý kiến
a) Không ít hơn 03 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Không ít hơn 05 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Đối với văn bản khẩn; văn bản lấy ý kiến của các cơ quan ngoài Ngành, đơn vị chủ trì chủ động xác định thời gian cho phù hợp.
Theo đó, thời gian lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như sau:
- Không ít hơn 03 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Không ít hơn 05 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Đối với văn bản khẩn; văn bản lấy ý kiến của các cơ quan ngoài Ngành, đơn vị chủ trì chủ động xác định thời gian cho phù hợp.
Đơn vị lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về trách nhiệm của đơn vị lấy ý kiến các văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
- Thực hiện gửi hồ sơ lấy ý kiến theo đúng thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế này.
Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 quy định hồ sơ lấy ý kiến các văn bản bao gồm:
- Văn bản đề nghị tham gia ý kiến.
- Dự thảo văn bản cần lấy ý kiến.
- Tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý: Đối với văn bản có quy định về thủ tục hành chính, hồ sơ lấy ý kiến thực hiện theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam.
- Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo văn bản trong hồ sơ gửi lấy ý kiến hoặc khi được yêu cầu bổ sung.
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo văn bản. Trường hợp không tiếp thu ý kiến phải có giải trình cụ thể, nêu rõ lý do.
Đối với đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến thì có trách nhiệm như sau:
- Nghiên cứu kỹ nội dung được lấy ý kiến; tham gia ý kiến trực tiếp trên Hệ thống QLVB (qua các biểu mẫu, công cụ hỗ trợ của Hệ thống) hoặc bằng văn bản; chịu trách nhiệm về những nội dung đã cung cấp cho đơn vị chủ trì.
- Việc tham gia ý kiến phải đảm bảo trên nguyên tắc trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và trong thời hạn yêu cầu; trường hợp cần kéo dài thời gian tham gia ý kiến, phải trao đổi với đơn vị chủ trì soạn thảo. Nếu quá thời hạn mà không trả lời thì được coi là đồng ý với nội dung dự thảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?