Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải bao gồm các loại văn bản nào? Trình tự quản lý văn bản đến?
Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải bao gồm các loại văn bản nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Văn bản đến là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành và đơn, thư được gửi đến Bộ Giao thông vận tải theo đường bưu điện, fax, hộp thư điện tử (hanhchinhvp@mt.gov.vn), hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là hệ thống Quản lý văn bản) hoặc gửi trực tiếp.
...
Theo quy định văn bản đến là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành và đơn, thư được gửi đến Bộ Giao thông vận tải theo đường bưu điện, fax, hộp thư điện tử (hanhchinhvp@mt.gov.vn), hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là hệ thống Quản lý văn bản) hoặc gửi trực tiếp.
Tất cả văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải phải được quản lý theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định như sau:
Trình tự quản lý văn bản đến
Tất cả văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, phân loại, đăng ký văn bản đến.
2. Trình, chuyển giao văn bản đến.
3. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Như vậy, theo quy định tất cả văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải phải được quản lý theo trình tự sau:
- Tiếp nhận, phân loại, đăng ký văn bản đến.
- Trình, chuyển giao văn bản đến.
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải bao gồm các loại văn bản nào? Trình tự quản lý văn bản đến? (Hình từ internet)
Nguyên tắc tiếp nhận văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 802/QĐ-BGTVT năm 2018) quy định nguyên tắc tiếp nhận văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận văn bản đến
1. Tất cả văn bản đến, kể cả văn bản do Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo và chuyên viên cơ quan tham mưu của Bộ nhận trực tiếp từ nơi gửi, đều phải được chuyển đến Văn thư Bộ để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật. Văn bản đến không làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký văn bản đến tại Văn thư Bộ thì các cơ quan tham mưu không có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp đặc biệt để giải quyết công việc gấp, đột xuất, Lãnh đạo Bộ nhận trực tiếp và ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết vào văn bản trước khi làm thủ tục đăng ký văn bản đến: Thư ký Bộ trưởng hoặc chuyên viên giúp việc Thứ trưởng chuyển văn bản đó cho Chánh Văn phòng Bộ. Phòng Hành chính chỉ thực hiện đóng dấu công văn đến vào văn bản đó khi được sự đồng ý của Chánh Văn phòng Bộ.
2. Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư Bộ phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có); kiểm tra, đối chiếu nơi gửi, nơi nhận, số và ký hiệu văn bản ghi trên bì phải đúng với Sổ giao nhận văn bản.
3. Trường hợp phát hiện thiếu, mất bì, tình trạng bì không còn nguyên vẹn hoặc văn bản được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối với bì văn bản đến có đóng dấu “Hỏa tốc” hẹn giờ), Văn thư Bộ hoặc lãnh đạo Phòng Hành chính phải báo cáo ngay với Phó Chánh Văn phòng Bộ phụ trách công tác văn thư hoặc Chánh Văn phòng; trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người chuyển văn bản đến.
4. Đối với văn bản đến được chuyển qua Fax, thư điện tử hoặc qua hệ thống Quản lý văn bản, Văn thư Bộ phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản, kiểm tra tính xác thực của văn bản (đối với văn bản điện tử có chữ ký số); nếu phát hiện có sai sót, phải kịp thời thông báo cho nơi gửi hoặc báo cáo Phó Chánh Văn phòng Bộ phụ trách công tác văn thư hoặc Chánh Văn phòng xem xét, giải quyết.
5. Các đơn vị được cấp tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản phải gửi bản scan văn bản qua hệ thống quản lý văn bản đến Bộ trước khi gửi văn bản giấy. Trường hợp đã gửi văn bản giấy nhưng chưa gửi bản scan văn bản đến hệ thống quản lý văn bản thì Văn thư Bộ chưa làm thủ tục đăng ký văn bản đến đối với văn bản đó.
6. Đối với văn bản đến có dấu “Hỏa tốc”, “Hỏa tốc” hẹn giờ, “Khẩn”, “Thượng khẩn” gửi đến Bộ ngoài giờ hành chính: Nhân viên trực của Phòng Bảo vệ (Văn phòng Bộ) tiếp nhận, ghi lại số văn bản trên bì, tên cơ quan gửi, giờ nhận văn bản và báo cáo ngay Chánh Văn phòng để xử lý hoặc chuyển ngay đến Bộ trưởng qua Thư ký của Bộ trưởng (nếu Chánh Văn phòng đi vắng). Các văn bản khác được bàn giao cho Văn thư Bộ vào 08 giờ sáng của ngày làm việc tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?