Văn bản đến Bộ Y tế không có yêu cầu về thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết được xác định như thế nào?
Các văn bản Mật, Tối mật gửi đến Bộ Y tế sẽ do ai xử lý?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế công tác văn thư của Bộ Y tế Ban hành Kèm theo Quyết định 4345/QĐ-BYT năm 2015 giải thích thì Văn bản đến là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản fax, văn bản được chuyển qua mạng, văn bản mật) và đơn, thư gửi đến Bộ Y tế.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Quy chế công tác văn thư của Bộ Y tế Ban hành Kèm theo Quyết định 4345/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc trình, chuyển giao văn bản đến như sau:
Trình, chuyển giao văn bản đến
1. Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) khi nhận văn bản đến phải kịp thời làm thủ tục đăng ký văn bản đến trên hệ thống và chuyển văn bản tới Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị. Văn bản khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2. Căn cứ vào ý kiến giải quyết của lãnh đạo Văn phòng Bộ hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ thông qua hệ thống, công chức, viên chức làm công tác văn thư tại đơn vị chuyển báo cáo lãnh đạo đơn vị để xử lý. Việc tiếp nhận và chuyển giao văn bản đến tại các đơn vị do lãnh đạo đơn vị quy định.
3. Chánh Văn phòng Bộ bóc, xử lý các văn bản “Mật”, “Tối mật”, Tuyệt mật”.
4. Những văn bản đề rõ “người có tên mới được bóc”, Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) phải chuyển đến người nhận nguyên cả phong bì.
5. Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác, đúng đối tượng và bảo đảm bí mật nội dung văn bản. Người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản của Văn phòng Bộ.
Theo quy định trên, Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) khi nhận văn bản đến phải kịp thời làm thủ tục đăng ký văn bản đến trên hệ thống và chuyển văn bản tới Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị. Văn bản khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
Căn cứ vào ý kiến giải quyết của lãnh đạo Văn phòng Bộ hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ thông qua hệ thống, công chức, viên chức làm công tác văn thư tại đơn vị chuyển báo cáo lãnh đạo đơn vị để xử lý. Việc tiếp nhận và chuyển giao văn bản đến tại các đơn vị do lãnh đạo đơn vị quy định.
Chánh Văn phòng Bộ Y tế bóc, xử lý các văn bản “Mật”, “Tối mật”, Tuyệt mật”.
Văn bản đến Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Văn bản đến Bộ Y tế không có yêu cầu về thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy chế công tác văn thư của Bộ Y tế Ban hành Kèm theo Quyết định 4345/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc trình, chuyển giao văn bản đến như sau:
Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và phối hợp với các đơn vị khác giải quyết kịp thời văn bản đến có liên quan với các đơn vị khác.
2. Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Y tế. Nếu văn bản đến không thuộc chức năng của đơn vị nhận thì phải trả lại Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) để chuyển tới đơn vị khác trong thời gian sớm nhất.
3. Sau khi nhận được văn bản điện tử qua hệ thống, Lãnh đạo các đơn vị căn cứ vào tính chất công việc, quy định thời hạn phải hoàn thành, nếu quá thời hạn mà chưa giải quyết được thì cán bộ phụ trách công việc phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị mình biết lý do và đề nghị kéo dài thêm thời hạn, đồng thời báo cáo cho đơn vị hoặc cá nhân có liên quan để gia hạn thời gian giải quyết. Đối với những công việc đã quy định thời hạn thì phải làm theo đúng thời hạn. Đối với các đơn, thư khiếu nại, tố cáo phải thực hiện theo đúng quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo của công dân.
...
Theo đó, Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản đến thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và phối hợp với các đơn vị khác giải quyết kịp thời văn bản đến có liên quan với các đơn vị khác.
Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn giải quyết thì thời hạn giải quyết được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Y tế. Nếu văn bản đến không thuộc chức năng của đơn vị nhận thì phải trả lại Văn phòng Bộ (Phòng Hành chính) để chuyển tới đơn vị khác trong thời gian sớm nhất.
Chánh Văn phòng Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào trong việc giải quyết văn bản đến?
Theo khoản 4 Điều 17 Quy chế công tác văn thư của Bộ Y tế Ban hành Kèm theo Quyết định 4345/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc trình, chuyển giao văn bản đến như sau:
Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
...
4. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và nội dung, mức độ quan trọng của văn bản đến, cho ý kiến đề xuất trong Hệ thống trình Lãnh đạo Bộ hoặc chuyển đến cho các đơn vị giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
5. Văn bản đến của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ sau khi trình, giải quyết được lưu bản chính tại Văn phòng Bộ (Tổ thư ký).
Theo quy định trên, Chánh Văn phòng Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và nội dung, mức độ quan trọng của văn bản đến, cho ý kiến đề xuất trong Hệ thống trình Lãnh đạo Bộ hoặc chuyển đến cho các đơn vị giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?