Vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là đạt chỉ tiêu an toàn sau quá trình kiểm nghiệm khi đạt được yêu cầu gì?
- Vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là đạt chỉ tiêu an toàn sau quá trình kiểm nghiệm khi đạt được yêu cầu gì?
- Kiểm tra hiệu lực của vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà theo phương pháp cường độc như thế nào?
- Người nuôi dễ nhầm lẫn bệnh tụ huyết trùng với những loại bệnh nào khác ở gia cầm?
Vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là đạt chỉ tiêu an toàn sau quá trình kiểm nghiệm khi đạt được yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-22:2018 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 22: Vắc xin vô hoạt động bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm có quy định về việc kiểm tra tính an toàn của vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng như sau:
Cách tiến hành
...
7.3 Kiểm tra tính an toàn
7.3.1 Kiểm tra tính an toàn trên gà
- Tiêm bắp hoặc dưới da ít nhất 10 gà (5.1), mỗi con 2 liều vắc xin ghi trên nhãn, theo dõi gà 14 ngày.
- Vắc xin được coi là đạt chỉ tiêu về an toàn nếu tất cả gà sống khỏe, phát triển bình thường và không có biến đổi bất thường về cục bộ hay triệu chứng toàn thân như: sưng vị trí tiêm, gà ủ rũ, lông xù, kém ăn.
7.3.2 Kiểm tra tính an toàn trên vịt
- Tiêm bắp hoặc dưới da ít nhất 10 vịt (5.2), mỗi con 2 liều vắc xin ghi trên nhãn, theo dõi vịt 14 ngày.
- Vắc xin được coi là đạt chỉ tiêu về an toàn nếu tất cả vịt sống khỏe, phát triển bình thường và không có biến đổi bất thường về cục bộ hay triệu chứng toàn thân như: sưng vị trí tiêm, gà ủ rũ, lông xù, kém ăn.
....
Theo đó, vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là đạt chỉ tiêu an toàn sau quá trình kiểm nghiệm khi tất cả gà được tiêm đều sống khỏe, phát triển bình thường và không có biến đổi bất thường về cục bộ hay triệu chứng toàn thân như: sưng vị trí tiêm, gà ủ rũ, lông xù, kém ăn.
Vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là đạt chỉ tiêu an toàn sau quá trình kiểm nghiệm khi đạt được yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hiệu lực của vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà theo phương pháp cường độc như thế nào?
Theo tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-22:2018 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 22: Vắc xin vô hoạt động bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm thì việc kiểm tra hiệu lực của vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà theo phương pháp cường độc như sau:
Gà được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Tiêm bắp ít nhất 20 gà (5.1), mỗi con tiêm 1 liều vắc xin ghi trên nhãn.
- Nhóm 2: Tiêm bắp ít nhất 10 gà (5.1) nước muối sinh lý (5.5) vô trùng với liều lượng như tiêm vắc xin.
- Ba tuần sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ gà nhóm 1 được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất.
- Hai tuần sau mũi tiêm thứ 2, toàn bộ gà nhóm 1 và nhóm 2 được thử thách với vi khuẩn Pasteurella multocida cường độc (5.4) mỗi con 1 MLD theo đường bắp lườn.
- Theo dõi động vật thí nghiệm trong 7-10 ngày.
- Vắc xin được coi là đạt nếu:
Nếu gà đối chứng chết ít nhất 80%, gà miễn dịch sống ít nhất 50%.
Người nuôi dễ nhầm lẫn bệnh tụ huyết trùng với những loại bệnh nào khác ở gia cầm?
Người nuôi có thể sẽ nhầm lẫn bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm với những loại bệnh được nêu tại tiết 6.3.3 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023, cụ thể là những loại bệnh sau:
- Bệnh Newcastle: Do giống Avulavirus, thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Gia cầm bỏ ăn, lông xù, có thể bị liệt chân, liệt cánh (cánh xã như khoác áo tơi), mũi chảy dịch nhớt màu đỏ xám, vươn cổ há mỏ để thở, mào và tích sưng phù, có màu tím sẫm. Khí quản chứa nhiều dịch viêm, niêm mạc viêm cata. Phổi sưng to, xuất huyết. Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, lớp mỡ vành tim xuất huyết.
- Bệnh cúm gia cầm độc lực cao: Do vi rút Influenza typ A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Mào và tích gia cầm sưng, thâm tím. Phân thường loãng, có màu trắng, xanh, vàng. Niêm mạc khí quản có dịch nhày lẫn máu. Phổi xung huyết, tụ huyết nặng. Tim, gan, lách, thận xuất huyết, dạ dày, niêm mạc đường tiêu hóa xuất huyết.
- Bệnh phù đầu gà (Coryza): Do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính ở gà với các đặc trưng là chảy nước mũi, kết mạc mắt bị viêm cata, túi khí viêm, mặt và tích sưng phù dưới da.
- Bệnh nhiễm trùng huyết ở thủy cầm: Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Triệu chứng đầu tiên là thủy cầm bị tiêu chảy, chảy nước mắt, nước mũi, hít thở khó khăn, có ho nhẹ, đi lại khó khăn, kéo lê chân hoặc không đi lại được. Thủy cầm mất cân bằng, sưng phù đầu, nghoẹo cổ, đầu và cổ bị run, dễ bị kích thích bởi tiếng động, hai chân duỗi ra như bơi. Bệnh tích đặc trưng là viêm tơ huyết thành màng ở các cơ quan nội tạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?