Ủy viên Bộ Chính trị sẽ được cấp loại hộ chiếu nào trong trường hợp được cử đi nước ngoài công tác?
Ủy viên Bộ Chính trị sẽ được cấp loại hộ chiếu nào trong trường hợp được cử đi nước ngoài công tác?
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao được quy định theo khoản 1 Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
2. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
...
Như vậy, theo quy định Ủy viên Bộ Chính trị khi đi công tác ở nước ngoài sẽ được cấp hộ chiếu ngoại giao.
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho Ủy viên Bộ Chính trị có thời hạn bao nhiêu năm?
Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao được quy định theo khoản 1 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Như vậy, hộ chiếu ngoại giao cấp cho Ủy viên Bộ Chính trị có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
Ủy viên Bộ Chính trị sẽ được cấp loại hộ chiếu nào trong trường hợp được cử đi nước ngoài công tác? (Hình từ Internet)
Ủy viên Bộ Chính trị có phải là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không?
Các chức dạnh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Bộ Chính trị quyết định được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 như sau:
I- Các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định
1. Các cơ quan Trung ương
- Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Thường trực Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị; Uỷ viên Ban Bí thư; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.
- Trưởng các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng do Bộ Chính trị thành lập.
- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.
- Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức (Uỷ viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác).
- Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
- Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
...
Theo quy định nêu trên thì Ủy viên Bộ Chính trị là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?