Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa có được thuê cá nhân tham gia thực hiện cắm mốc giới không?
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa có được thuê cá nhân tham gia thực hiện cắm mốc giới không?
- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với đơn vị thực hiện cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã căn cứ vào đâu?
- Cột mốc khi thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa có mấy phần và có kích thước ra sao?
- Sau khi hoàn thành cắm mốc ngoài thực địa có phải tổ chức nhiệm thu không?
Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa có được thuê cá nhân tham gia thực hiện cắm mốc giới không?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa như sau:
Thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa được quy định tại Điều 9 của Thông tư này được thuê tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định tham gia thực hiện.
2. Cơ quan tổ chức triển khai cắm mốc giới có trách nhiệm bổ sung các mốc giới tham chiếu phát sinh trong quá trình triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa vào hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã do mình quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân xã được thuê tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định tham gia thực hiện việc cắm mốc giới.
Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai cắm mốc giới có trách nhiệm bổ sung các mốc giới tham chiếu phát sinh trong quá trình triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa vào hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
Cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với đơn vị thực hiện cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về trách nhiệm phối hợp cắm mốc giới ngoài thực địa như sau:
Trách nhiệm phối hợp cắm mốc giới ngoài thực địa
1. Kế hoạch thực hiện, bản vẽ cắm mốc giới phải được cơ quan, đơn vị triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa gửi đến UBND cấp xã có liên quan trước khi triển khai thực hiện các công tác khảo sát, đo đạc, triển khai mốc giới ngoài thực địa.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào kế hoạch khảo sát, đo đạc, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa, có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thực hiện cắm mốc giới.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào kế hoạch khảo sát, đo đạc, triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa, có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thực hiện cắm mốc giới.
Cột mốc khi thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa có mấy phần và có kích thước ra sao?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cột mốc như sau:
Quy định về cột mốc
1. Cột mốc bao gồm phần móng chôn mốc, đế mốc và thân mốc, được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết.
2. Đế mốc có kích thước 40x40x50 cm.
3. Thân mốc có chiều dài 90 cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy định như sau:
a) Mốc tim đường có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 15 cm;
b) Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm;
c) Mốc ranh giới các khu vực có mặt cắt ngang hình tam giác đều, chiều dài cạnh 15 cm;
d) Mốc tham chiếu có mặt cắt ngang giống mặt cắt ngang của mốc giới cần cắm; trên mốc tham chiếu thể hiện đầy đủ các thông số để dẫn chiếu đến mốc giới cần cắm.
4. Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc.
5. Độ sâu phần móng chôn mốc tối thiểu là 100 cm.
Theo đó, cột mốc bao gồm phần móng chôn mốc, đế mốc và thân mốc, được sản xuất bằng bê tông cốt thép mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết.
Trong đó:
- Đế mốc có kích thước 40x40x50 cm.
- Thân mốc có chiều dài 90cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy định cụ thể trên.
Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc. Độ sâu phần móng chôn mốc tối thiểu là 100cm.
Sau khi hoàn thành cắm mốc ngoài thực địa có phải tổ chức nhiệm thu không?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về nghiệm thu, bàn giao mốc giới ngoài thực địa như sau:
Nghiệm thu, bàn giao mốc giới ngoài thực địa
Sau khi hoàn thành cắm mốc ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới và hoàn công hồ sơ cắm mốc giới theo thực tế triển khai ngoài thực địa, cơ quan có trách nhiệm tổ chức triển khai cắm mốc giới tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho chính quyền cấp xã có liên quan để tổ chức bảo vệ cột mốc.
Như vậy, sau khi hoàn thành cắm mốc ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới và hoàn công hồ sơ cắm mốc giới theo thực tế triển khai ngoài thực địa, Ủy ban nhân dân xã tổ chức triển khai cắm mốc giới đồ án quy hoạch chung xây dựng xã tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho chính quyền cấp xã có liên quan để tổ chức bảo vệ cột mốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?