Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về những công việc gì?
- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi nào?
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017 quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (sau đây gọi tắt là Ủy ban) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm các thành viên Ủy ban, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của quy chế này.
2. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tốt công tác phối hợp trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm các thành viên Ủy ban.
Tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017.
(2) Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật.
(3) Thực hiện tốt công tác phối hợp trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn làm việc dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về những công việc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017 quy định về phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban như sau:
Phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật những công việc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và trong các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia; những công việc thuộc thẩm quyền mà pháp luật quy định; những công việc khác được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
2. Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, chỉ huy, điều hành chung mọi hoạt động và công tác của Ủy ban.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ủy ban. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo xử lý một số công việc đã phân công cho thành viên Ủy ban.
4. Chỉ đạo xây dựng chiến lược ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp quốc gia, các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; các dự án, đề án quan trọng về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
5. Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương.
6. Chủ trì Hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác năm
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ những công việc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và trong các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia; những công việc khác được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 1303/QĐ-TTg năm 2017 quy định về phạm vi giải quyết công việc của các Phó Chủ tịch như sau:
Phạm vi giải quyết công việc của các Phó Chủ tịch
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban và trước pháp luật về toàn bộ công việc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực công tác liên quan đến lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban và bộ, ngành mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ huy đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch phân công.
Giúp Chủ tịch chỉ đạo, giải quyết một số công việc của Ủy ban, sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Thủ trưởng của các bộ, ngành và trước pháp luật về các quyết định của mình.
Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Chủ tịch; trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Chủ tịch đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau, vượt quá phạm vi quyền hạn được giao thì phải báo cáo Chủ tịch xem xét, quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Thủ trưởng của các bộ, ngành và trước pháp luật về các quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?