Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú có được quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn không?
- Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú có được quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn không?
- Ủy ban nhân dân xã nơi tạm trú có thẩm quyền xác nhận hộ nghèo hay không?
- Ủy ban nhân dân xã có được chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo không?
Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú có được quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
"Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;"
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã nơi tạm trú được quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân xã (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân xã nơi tạm trú có thẩm quyền xác nhận hộ nghèo hay không?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
"1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư này) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;"
Đối chiếu quy định trên, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách các hộ nghèo và hộ cận nghèo hàng năm chứ người dân không có trách nhiệm phải xin xác nhận là hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Trừ trường hợp gia đình bạn không nằm trong danh sách mà gia đình bạn phát sinh khó khăn và thấy rằng hộ gia đình mình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thì lúc này gia đình bạn cần làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Để được xét duyệt và việc làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo này phải do ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú tức nơi bạn đăng ký thường trú xác nhận.
Việc bạn xin xác nhận ở Ủy ban nhân dân xã nơi bạn đăng ký tạm trú là không có căn cứ bởi Ủy ban nhân dân xã nơi bạn tạm trú không có thẩm quyền xác nhận vấn đề này.
Do đó, để giải quyết công việc của bạn hiệu quả đúng quy định pháp luật, bạn nên về nơi đăng ký thường trú để xin xác nhận vấn đề này.
Ủy ban nhân dân xã có được chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
"1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở các thành viên thuộc Ban giảm nghèo cấp xã;
- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên các phương tiện truyền thông; khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia;
- Xây dựng phương án kế hoạch, kinh phí, tổ chức lực lượng tham gia công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn.
..."
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?