Ủy ban nhân dân tỉnh muốn vay lại vốn vay ODA phải đáp ứng các điều kiện gì? Tỷ lệ cho vay lại hiện nay là bao nhiêu?
Ủy ban nhân dân tỉnh muốn vay lại vốn vay ODA phải đáp ứng các điều kiện gì?
Ủy ban nhân dân tỉnh muốn vay lại vốn vay ODA phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 97/2018/NĐ-CP có nêu như sau:
Điều kiện được vay lại
Điều kiện được vay lại đối với Ủy ban nhân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.
Dẫn chiếu đến Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017 có quy định:
Điều kiện được vay lại
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Chương trình, dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày;
d) Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
đ) Ngân sách địa phương cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay và trả nợ theo quy định của pháp luật;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
đ) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
g) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Như vậy Ủy ban nhân dân tỉnh được vay lại vốn vay ODA khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Chương trình, dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày;
- Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Ngân sách địa phương cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Ủy ban nhân dân tỉnh được cho vay lại vốn vay ODA với tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Nghị định 97/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 79/2021/NĐ-CP quy định về tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA như sau:
Tỷ lệ cho vay lại
1. Tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
b) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
c) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
d) Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
đ) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
e) Đối với một số chương trình, dự án liên quan đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Chính phủ cần hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 sẽ do Chính phủ quyết định tỷ lệ cho vay lại nhưng không thấp hơn 10%.
Theo đó, tùy thuộc vào từng địa phương thì sẽ có tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA khác nhau, bạn theo dõi quy định trên để biết thông tin chi tiết.
Cơ quan nào có thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh vay lại vốn vay ODA?
Tại Điều 22 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan cho vay lại vốn vay ODA như sau:
Xác định cơ quan cho vay lại
1. Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại.
2. Xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng:
Đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của Nhà nước, căn cứ vào tính chất của dự án vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại là:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các chương trình, dự án đầu tư; hoặc
b) Ngân hàng Chính sách xã hội đối với chương trình, dự án chính sách xã hội.
3. Xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng:
a) Là tổ chức tín dụng đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật quản lý nợ công;
b) Khi đề xuất dự án, cơ quan chủ quản dự án đề xuất tổ chức tín dụng làm cơ quan ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng sau khi có sự chấp thuận của tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tín dụng có quyền hạn và trách nhiệm tham gia ý kiến với cơ quan chủ quản dự án, chủ dự án trong quá trình xây dựng, phê duyệt báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi;
d) Trường hợp trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức tín dụng xác định dự án không có hiệu quả và từ chối tham gia, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ động lựa chọn tổ chức tín dụng khác đủ điều kiện làm cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng cho dự án.
Theo đó khi cho vay lại vốn vay ODA với đối tượng là Ủy ban Nhân dân tỉnh thì cơ quan có thẩm quyền cho vay lại là Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?