Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài không?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài không?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi yêu cầu công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cung cấp tài liệu có cần phải lập văn bản yêu cầu không?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài không?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận của công ty mẹ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kết luận thanh tra, kiểm tra của công ty mẹ, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 130 Luật Chứng khoán 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
c) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 của Luật này. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
...
Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật nêu trên trong việc thanh tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu đó hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý hành vi bị nghiêm cấm quy định. Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi yêu cầu công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cung cấp tài liệu có cần phải lập văn bản yêu cầu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 130 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc yêu cầu công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
2. Việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu, giải trình, đến làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.
...
The đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi yêu cầu công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cần phải được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và được thực hiện bằng văn bản, nêu rõ mục đích, căn cứ, nội dung, phạm vi yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?