Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?

Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn nộp khi nào? Hướng xử lý khi chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được nộp sau thời điểm xuất khẩu?

Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 38/2018/TT-BCT:

Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (sau đây gọi là GSP) của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Và Điều 3 Thông tư 38/2018/TT-BCT có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là việc thương nhân khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu đi Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là chứng từ thương mại do thương nhân phát hành thể hiện nội dung khai báo và cam kết xuất xứ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo GSP.
...

Theo các quy định trên thì có thể hiểu ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Hệ thống ưu đãi phổ cập, các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.

Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?

Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? (Hình từ Internet)

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?

Các trường hợp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BCT như sau:

Các trường hợp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi hàng hóa đóng gói nhỏ có tổng trị giá không vượt quá 500 (năm trăm) EUR hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân có tổng trị giá không vượt quá 1.200 (một nghìn hai trăm) EUR.
2. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này không được nhập khẩu với mục đích thương mại, chỉ với mục đích sử dụng cá nhân và việc nhập khẩu diễn ra không thường xuyên.

Đối chiếu với quy định trên thì chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi hàng hóa đóng gói nhỏ có tổng trị giá không vượt quá 500 (năm trăm) EUR hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân có tổng trị giá không vượt quá 1.200 (một nghìn hai trăm) EUR.

Lưu ý: Hàng hóa thuộc trường hợp nói trên không được nhập khẩu với mục đích thương mại, chỉ với mục đích sử dụng cá nhân và việc nhập khẩu diễn ra không thường xuyên.

Xử lý khi chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được nộp sau thời điểm xuất khẩu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 38/2018/TT-BCT có quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP như sau:

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP do thương nhân phát hành cho từng lô hàng và có giá trị hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành.
2. Trong trường hợp không được phát hành tại thời điểm xuất khẩu, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được phép phát hành sau và ghi “retrospective statement”. Chứng từ phát hành sau phải được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng 2 năm kể từ ngày nhập khẩu.
3. Chứng từ nhập xuất xứ hàng hóa theo GSP được phát hành cho nhiều lô hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện sau:
a) Chưa được lắp ráp hoặc tháo rời theo quy tắc 2a của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 65/2017/TT-BTC); hoặc
b) Thuộc Phần XVI hoặc XVII hoặc nhóm 7308 hoặc 9406 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 65/2017/TT-BTC; hoặc
c) Được xuất khẩu để lắp ráp.
4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP phải có thông tin về mã số REX, thương nhân, hàng hóa và nội dung khai báo, cam kết xuất xứ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành, thương nhân khai báo, đăng tải chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trên trang điện tử của tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX.
...

Theo đó, trong trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được nộp sau thời điểm xuất khẩu thì phải ghi “retrospective statement”.

Ngoài ra, chứng từ phát hành sau phải được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng 2 năm kể từ ngày nhập khẩu.

Lưu ý: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP do thương nhân phát hành cho từng lô hàng và có giá trị hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào