Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào? Thông tin tối thiểu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP khi được kiểm tra là gì?

Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:

Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
2. Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cơ quan hải quan căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để kiểm tra, đối chiếu với khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này. Riêng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì phải có đủ các thông tin tối thiểu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mà Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có trang thông tin điện tử để kiểm tra, đối chiếu thì cơ quan hải quan kiểm tra mã số nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với trang thông tin điện tử để xác định tính hợp lệ của chứng từ này và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
...

Như vậy, việc kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được căn cứ như sau:

- Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cơ quan hải quan căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để kiểm tra, đối chiếu với khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này.

Riêng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì phải có đủ các thông tin tối thiểu.

Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mà Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có trang thông tin điện tử để kiểm tra, đối chiếu thì cơ quan hải quan kiểm tra mã số nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với trang thông tin điện tử để xác định tính hợp lệ của chứng từ này và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.

Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào? (hình từ Internet)

Thông tin tối thiểu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPPP khi được kiểm tra là gì?

Căn cứ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC nêu rõ các yêu cầu thông tin tối thiểu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.

Theo đó, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu sau:

1) Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;

2) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;

3) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;

Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

4) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” ("Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất. Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

5) Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

6) Mô tả và mã số HS của hàng hóa;

Ghi rõ mô tả hàng hóa và mã số hàng hóa ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa: Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);

7) Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;

8) Thời hạn (Blanket Period)

Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;

9) Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền:

Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận: Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.

Có mấy phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau:

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
Pháp luật
Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai chi tiết CO form VN CU xuất khẩu? Mẫu CO form VN CU? Tổng hợp danh mục các cơ quan, tổ chức cấp CO form VN CU của Việt Nam?
Pháp luật
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là gì? Mẫu khai báo xuất xứ của thương nhân? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận quá thời hạn không?
Pháp luật
Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mình được không? Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành có hợp pháp?
Pháp luật
Có nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan sẽ xử lý thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33/2023/TT-BTC?
Pháp luật
Việc khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
45 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào