Uống rượu bia dắt xe máy có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Uống rượu bia dắt xe máy có bị phạt không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
Điều khiển xe máy uống rượu bia khi thấy cảnh sát thì xuống dắt xe máy đi qua chốt kiểm tra nồng độ để qua mặt cảnh sát giao thông thì cảnh sát giao thông có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh và làm rõ hành vi vi phạm và xử phạt theo quy định.
Đối với hành vi uống rượu bia dắt xe máy đi qua chốt kiểm tra nồng độ cồn thì vẫn có thể xử phạt theo quy định.
Uống rượu bia dắt xe máy có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Uống rượu bia dắt xe máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo như đã phân tích ở trên thì uống rượu bia xuống dắt xe máy thì vẫn có thể bị xử phạt.
Theo đó tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
…
Theo quy định trên thì uống rượu bia điều khiển xe máy có thể xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Uống rượu bia dắt xe máy có bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo phân tích trên thì hành vi uống rượi bia dắt xe máy để qua mắt cảnh sát giao thông thì có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe như sau:
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
- Điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?