Tỷ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở nào? Tái chế sản phẩm, bao bì theo hình thức nào?
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
...
Theo đó, tỷ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở nào? Tái chế sản phẩm, bao bì theo hình thức nào? (hình từ internet)
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của sản phẩm, bao bì được điều chỉnh bao lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
...
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
5. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
...
Như vậy, tỷ lệ tái chế bắt buộc sản phẩm, bao bì được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tái chế sản phẩm, bao bì theo hình thức nào?
Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế có thể thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
- Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
- Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?