Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là 49% thì có bị xem là mất an toàn tài chính không? Khi nào thì Quỹ được xếp loại A?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tỷ lệ nợ xấu 49% có được xem là rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính không?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tỷ lệ nợ xấu 49% có được xem là rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính không?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Thông tư 86/2021/TT-BTC, căn cứ giám sát tài chính đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
"2. Căn cứ thực hiện giám sát tài chính, nội dung giám sát tài chính, phương thức giám sát, triển khai thực hiện giám sát, giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và các quy định khác có liên quan đến hoạt động giám sát tài chính của Quỹ thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 147/2020/NĐ-CP và Thông tư này.
3. Ngoài các dấu hiệu mất an toàn tài chính thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quỹ được xác định mất an toàn tài chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cao hơn 50%;
b) Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khó đòi trên tổng số vốn đầu tư cao hơn 80%."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy trong trường hợp tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cao hơn 50% thì QUỹ đầu tư phát triển địa phương mới được xác định là mất an toàn tài chính. Do đó, trong trường hợp tỷ lệ nợ xấu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương của tỉnh bạn là 49% thì vẫn chưa được xem là rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 86/2021/TT-BTC, thẩm quyền đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
"1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trên địa bàn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính của Quỹ."
Có thể thấy, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trực tiếp thì Sở Tài chính là tổ chức có thẩm quyền liên quan, thực hiện việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính của Quỹ.
Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xp loại A phải thỏa mãn điều kiện nào?
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 147/2020/NĐ-CP được phân loại cụ thể tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC như sau:
(1) Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác (chỉ tiêu 1) và chỉ tiêu chênh lệch thu chi và tỷ suất chênh lệch thu chi trên vốn chủ sở hữu (chỉ tiêu 2) được thực hiện như sau:
- Xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
- Xếp loại B khi chỉ tiêu thực hiện thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;
- Xếp loại C khi chỉ tiêu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.
(2) Phương pháp đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (bao gồm trực tiếp cho vay và hợp vốn cho vay) và tỷ lệ các khoản nợ phải thu khó đòi trên tổng số vốn đầu tư (chỉ tiêu 3) được thực hiện như sau:
- Xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện thấp hơn kế hoạch được giao;
- Xếp loại B khi chỉ tiêu thực hiện bằng kế hoạch được giao;
- Xếp loại C khi chỉ tiêu thực hiện cao hơn kế hoạch được giao.
(3) Phương pháp đánh giá chỉ tiêu chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính vả báo cáo để thực hiện giám sát tài chính (chỉ tiêu 4) được thực hiện như sau:
- Quỹ xếp loại A khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế đối với nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu và nhóm hành vi trốn thuế.
+ Không bị hoặc bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản 01 lần về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng thời hạn,
- Quỹ thuộc một trong các trường hợp sau thì xếp loại B:
+ Trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế do có 01 hành vi vi phạm thuộc nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.
+ Bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản 02 lần về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng thời hạn.
- Quỹ thuộc một trong các trường hợp sau thì xếp loại C:
+ Trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do có từ 02 hành vi vi phạm khác nhau trở lên thuộc nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; hoặc Quỹ có hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ 03 lần trở lên về việc nộp báo cáo để thực hiện giám sát tài chính, báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động, báo cáo tài chính không đúng quy định, không đúng thời hạn.
+ Người quản lý Quỹ vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Quỹ trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính theo công bố, kết luận của cơ quan chức năng. Việc đánh giá xếp loại Quỹ chỉ tính 01 lần đối với cùng 01 vụ việc sai phạm của người quản lý Quỹ.
- Các hành vi vi phạm thủ tục thuế không xem xét để thực hiện đánh giá xếp loại Quỹ.
Từ những kết quả trên, khoản 3 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC quy định về xếp loại hiệu quả hoạt động như sau:
- Quỹ xếp loại A khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 147/2020/NĐ-CP được xếp loại A.
- Quỹ xếp loại C khi có chỉ tiêu 1 xếp loại C hoặc các chỉ tiêu còn lại quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 147/2020/NĐ-CP xếp loại C.
- Quỹ xếp loại B khi không được xếp loại A hoặc loại C.
Theo đó, Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại A khi thỏa mãn các điều kiện nêu trên.
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải cao hơn 50% thì mới được xác định là rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính. Trường hợp Quỹ đầu tư phát triển địa phương muốn được xếp loại A thì cần đáp ứng đủ các điều kiện liên quan nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?