Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu? Vượt quá tỷ lệ cho phép thì xử lý như thế nào?
- Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
- Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
- Khi tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá tỷ lệ cho phép Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì xử lý như thế nào?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp bằng những biện pháp nào?
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được giải thích tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
“Tỷ lệ chấp nhận rủi ro” là tỷ lệ rủi ro cao nhất trong năm tài chính mà Quỹ được chấp nhận khi tổn thất xảy ra. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro được đo bằng giá trị tổn thất làm giảm vốn điều lệ chia cho vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm xác định tỷ lệ chấp nhận rủi ro.
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro (Hình từ Internet)
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Tỷ lệ chấp nhận rủi ro Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử lý rủi ro cho vay
1. Việc xử lý rủi ro của Quỹ phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ hồ sơ, đúng thời điểm và trình tự được quy định của Nghị định này.
3. Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ, bên vay và các tổ chức liên quan trong việc thu hồi khoản trả nợ vay.
4. Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.
5. Một khoản nợ có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro được quy định của Nghị định này.
6. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ không quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
Theo quy định trên, tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
Khi tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá tỷ lệ cho phép Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì xử lý như thế nào?
Khi tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá tỷ lệ cho phép Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý rủi ro
1. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay trực tiếp
a) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
b) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
c) Quỹ xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 40 Nghị định này khi rủi ro không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ;
d) Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Thẩm quyền xử lý rủi ro cho vay gián tiếp
Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý rủi ro cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thẩm quyền xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan.
Theo đó, khi tỷ lệ chấp nhận rủi ro vượt quá tỷ lệ cho phép Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp bằng những biện pháp nào?
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay trực tiếp bằng những biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP gồm:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ;
- Gia hạn nợ vay;
- Khoanh nợ;
- Xóa nợ lãi;
- Xóa nợ gốc;
- Bán nợ;
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;
- Các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các biện pháp xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?