Tỷ giá giao dịch thực tế nhập kho hàng hóa nhập khẩu xác định như thế nào? Hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thì tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào?
Tỷ giá giao dịch thực tế bằng ngoại tệ được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
...
2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
...
Theo đó, người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Tỷ giá giao dịch (Hình từ Internet)
Tỷ giá giao dịch thực tế nhập kho hàng hóa nhập khẩu xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
...
1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:
- Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).
- Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí).
- Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).
...
Vậy tỷ giá nhập kho hàng nhập khẩu là tỷ giá giao dịch thực tế và có thể xảy ra các trường hợp:
Trường hợp 01: Thanh toán trước nhập hàng sau => Tỷ giá nhập kho là tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán trước tiền hàng hóa.
Trường hợp 02: Nhập hàng trước, thanh toán sau => Tỷ giá nhập kho là tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhập hàng hóa.
Trường hợp 03: Mua hàng có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị hàng hóa tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị hàng hóa bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận hàng hóa.
Hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thì tỷ giá giao dịch thực tế xác định như thế nào?
Căn cứ điểm 1.3 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC như sau:
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
…
1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: …; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
…
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thì tỷ giá giao dịch thực tế trong trường hợp này được lấy là tỷ giá bán ra của Ngân Hàng Thương Mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?