Tuổi nghề cơ yếu là gì? Trường hợp nào không được tính tuổi nghề cơ yếu? Cách tính tuổi nghề cơ yếu được quy định như thế nào?

Anh có một người em làm bên cơ yếu. Cho anh hỏi các quy định về tuổi nghề cơ yếu và cách tính tuổi nghề cơ yếu như thế nào? Những trường hợp nào không được tính tuổi nghề cơ yếu? - Câu hỏi của anh Minh Chung đến từ Bắc Giang.

Tuổi nghề cơ yếu là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về tuổi nghề cơ yếu như sau:

Tuổi nghề cơ yếu
1. Tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
2. Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
3. Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.

Như vậy, tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.

+ Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.

+ Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.

Ngoài ra, còn có các trường hợp khác được tính tuổi nghề cơ yếu quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BQP.

Tuổi nghề cơ yếu là gì?

Tuổi nghề cơ yếu là gì? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào không được tính tuổi nghề cơ yếu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về các trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:

Trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
2. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu.
3. Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu.

Như vậy, 05 trường hợp nêu trên sẽ không được tính tuổi nghề cơ yếu anh nha.

Cách tính tuổi nghề cơ yếu được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về cách tính tuổi nghề cơ yếu như sau:

(1) Người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:

a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực;

b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học;

c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.

(2) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.

Ví dụ 1: Đồng chí Lê Văn A, hệ số lương 5,90 bậc 9/10 loại Trung cấp nhóm 1 thuộc Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 làm công tác cơ yếu, từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 10 năm 2004 làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, tháng 11 năm 2004 thôi việc, tháng 10 năm 2007 có quyết định của cơ quan thẩm quyền làm công tác cơ yếu và công tác đến hết tháng 12 năm 2015 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí A được tính như sau:

- Từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 = 14 năm 03 tháng;

- Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2015 = 8 năm 03 tháng.

Cộng = 22 năm 06 tháng.

(3) Người làm công tác cơ yếu có thời gian làm công tác cơ yếu gồm nhiều giai đoạn thì thời gian tính tuổi nghề cơ yếu bằng tổng thời gian làm công tác cơ yếu của các giai đoạn cộng lại.

Ví dụ 2: Đồng chí Trần Thị B, hệ số lương 6,60 bậc 6/9 thuộc Bảng lương cấp hàm cơ yếu, từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 là Nhân viên Cơ yếu, tháng 3 năm 2000 chuyển ngành, từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 là Trưởng phòng Cơ yếu, tháng 01 năm 2016 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí B được tính như sau:

- Từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 = 15 năm 01 tháng;

- Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 = 5 năm 10 tháng.

Cộng = 20 năm 11 tháng.

Trên đây là cách tính tuổi nghề cơ yếu để anh tham khảo.

Học viên cơ yếu
Tuổi nghề cơ yếu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chế độ đối với học viên cơ yếu
Pháp luật
Hoạt động cơ yếu là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu là ai? Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Pháp luật
Định mức sử dụng điện năng cho sinh hoạt đối với học viên cơ yếu sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
Pháp luật
Từ 10/6/2022, tiêu chuẩn diện tích ở, sinh hoạt, nhà ăn tập thể và thiết bị vệ sinh đối với học viên cơ yếu được thay đổi như thế nào?
Pháp luật
Những thay đổi mới nhất về tiêu chuẩn trang phục đối với học viên cơ yếu từ ngày 10/6/2022 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu mới nhất hiện nay như thế nào? Hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu như thế nào? Trường hợp nào được tính tuổi nghề cơ yếu?
Pháp luật
Tuổi nghề cơ yếu là gì? Trường hợp nào không được tính tuổi nghề cơ yếu? Cách tính tuổi nghề cơ yếu được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học viên cơ yếu
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
894 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học viên cơ yếu Tuổi nghề cơ yếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học viên cơ yếu Xem toàn bộ văn bản về Tuổi nghề cơ yếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào