Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không?

Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không? Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra đúng không? Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:

Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại Điều 52 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định như sau:

“Huân chương Dũng cảm”
“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trong thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cháy, nổ, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào nơi nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng của người dân và thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc toàn quốc.

Theo đó, cá nhân tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra có thể được xem xét trao tặng “Huân chương Dũng cảm”.

Ngoài ra, tại Điều 10 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì người tham gia chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra còn được hưởng chế độ bồi dưỡng về vật chất; trường hợp bị chết, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không?

Tự nguyện tham gia cứu người khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có được Nhà nước khen thưởng hay không? (Hình từ Internet)

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra đúng không?

Trách nhiệm chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra được quy định tại Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 cụ thể như sau:

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
3b. Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Theo đó, phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, mỗi cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có trách nhiệm chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Ngoài ra, công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:

(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

(2) Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

(3) Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

(4) Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp phòng cháy và chữa cháy cơ bản cho chung cư
Pháp luật
Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy không chuyên trách được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường hợp nào cán bộ Công an cấp huyện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau?
Pháp luật
Cá nhân không kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy được nhận trợ cấp bồi dưỡng theo mức tiền lương thực nhận đúng không?
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách sẽ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải có tem kiểm định theo quy định của pháp luật? Tem kiểm định có những mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
605 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào