Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào? Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu?
Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào?
Truy lĩnh lương là số tiền chênh lệch giữa mức lương được hưởng với mức lương thực hưởng của các tháng trước của người được nhận lương do từ tháng được nâng lương hoặc từ tháng nâng lương cơ sở nhưng chưa có đủ căn cứ để tính trả cho người được nhận lương nay tính bù để truy lĩnh lại.
Cách tính truy lĩnh lương như thế nào?
Truy lĩnh lương hưu của những tháng chưa nhận và không bao gồm tiền lãi theo những trường hợp được quy định trên. Theo đó, số tiền được truy lĩnh như sau:
Mức lương hưu được truy lĩnh = Lương hưu hàng tháng x Số tháng chưa nhận
Trong đó:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Truy lĩnh lương là gì? Cách tính truy lĩnh lương như thế nào? Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu? (Hình từ internet)
Trường hợp nào được truy lĩnh lương hưu?
Theo Điều 23 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Người bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
3. Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
4. Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.
Như vậy, có 03 trường hợp được truy lĩnh lương hưu:
- Người bị dừng hưởng lương hưu do Tòa án tuyên bố mất tích
- Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu
- Người hưởng lương hưu mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu
Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà mà thời gian đóng BHXH chưa đủ thì xử lý sao?
Theo Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
...
4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Ví dụ 22: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016 ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 4/2016, ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.
Trường hợp ông C nêu trên mà đến tháng 7/2016 mới đóng bảo hiểm xã hội một lần đủ cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.
Ví dụ 23: Ông H sinh tháng 3/1963, có 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; tháng 3/2016 ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 63%. Như vậy, ông H đã đủ điều kiện về tuổi và mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ông H được đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc 6 tháng. Tháng 4/2016, ông H đóng một lần cho 6 tháng còn thiếu. Thời điểm hưởng lương hưu đối với ông H được tính từ tháng 4/2016.
....
Như vậy, người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu.
Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Mùng 1 Tết ngắn gọn, ý nghĩa và dễ nhớ dành cho người thân? Mùng 1 Tết Âm lịch được nghỉ làm hưởng lương?
- Hoạt động thờ cúng tổ tiên phải bảo đảm nguyên tắc nào? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với truyền thống thờ cúng tổ tiên?
- Đánh bài là gì? Đánh bài ăn tiền Tết Âm lịch Ất Tỵ với trị giá bao nhiêu thì có thể bị phạt tù đến 7 năm?
- Lời chúc giao thừa người yêu Xuân Ất Tỵ 2025? Lời chúc đêm giao thừa cho người yêu hay và ý nghĩa?
- Lỗi quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường phạt bao nhiêu 2025?