Trường trung học phổ thông có được quy định hình thức xử lý kỷ luật phạt tiền đối với học sinh của trường không?

Hiện nay có một số trường trung học phổ thông đang quy định những học sinh nào đi trễ thì bị nộp phạt 50 nghìn đồng? Vậy quy định này là đúng hay sai? Trường trung học phổ thông có được quy định hình thức xử lý kỷ luật là phạt tiền hay không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Trường trung học phổ thông được quy định hình thức xử lý kỷ luật là phạt tiền không?

Những hình thức thi hành kỉ luật được áp dụng tại trường trung học phổ thông được quy định tại Mục III Thông tư 08/TT năm 1988 như sau:

Theo qui định của Bộ, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể vận dụng như sau:

(1) Khiển trách trước lớp:

Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:

- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…

- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.

- Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.

(2) Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường:

- Những học sinh phạm 1 trong các những khuyết điểm sau đây: trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường

- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.

- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường: tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm; tham gia tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan; nghe nhạc, xem phim hoặc truyền báo sách báo có nội dung xấu; hoặc mắc các khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.

- Trong trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm những điều nhà trường nghiêm cấm, song chưa đến mức độ phải khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường như tái phạm một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển trách trước lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cần công bố kịp thời kỉ luật đọc trước lớp và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giáo dục

- Việc khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện

(3) Cảnh cáo trước toàn trường:

- Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm

- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra

- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương

- Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết

(4) Đuổi học một tuần lễ:

- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi

- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.

- Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm

- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học

(5) Đuổi học 1 năm:

- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương

- Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi

- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình

- Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau

Như vậy, những hình thức xử lý kỷ luật mà trường trung học phổ thông được áp dụng trong nhà trường bao gồm: Khiển trách trước lớp; Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường; Cảnh cáo trước toàn trường; Đuổi học một tuần lễ; Đuổi học 1 năm. Ta thấy, trường trung học phổ thông không được áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền đối với học sinh của trường.

Trường THPT có xử lý kỷ luật là phạt tiền học sinh được không?

Trường THPT có xử lý kỷ luật là phạt tiền học sinh được không?

Trường trung học phổ thông áp dụng hình thức kỷ luật nhằm mục đích gì?

Việc thi hành kỉ luật đối với học sinh là một trong các biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích được quy định tại Mục I Thông tư 08/TT năm 1988 như sau::

- Khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân.

- Ngăn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt.

- Thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Việc kỉ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường phổ thông từng bước thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường và từng cấp học. Muốn vậy, cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

- Chính xác, khách quan, vô tư, không định kiến, hẹp hòi, tùy tiện.

- Dân chủ, bình đẳng, có lí có tình đối với mọi học sinh.

- Lấy giáo dục làm chính, đồng thời giữ nghiêm kỉ luật. Phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, lấy đó làm chỗ dựa để khắc phục những thiếu sót, những biểu hiện tiêu cực.

- Tiến hành kịp thời những hình thức thích hợp.

- Tạo ra trong nhà trường và ngoài xã hội một dư luận đúng đắn, ủng hộ cái tốt, phê phán cái sai.

- Có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ và sửa chữa của học sinh phạm lỗi.

- Khen phải kèm theo hình thức thưởng thích đáng.

Trường trung học phổ thông lưu trữ hồ sơ xử lý kỷ luật như thế nào?

Việc lưu trữ hồ sơ kỉ luật được quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Thông tư 08/TT năm 1988 như sau:

Hồ sơ kỉ luật, hồ sơ hạ mức hoặc xóa kỉ luật đối với học sinh cần được bảo quản đầy đủ và lưu giữ lâu dài tại văn phòng nhà trường (đối với những học sinh bị Hội đồng kỷ luật của nhà trường xử lý) và lưu giữ tại sổ chủ nhiệm lớp trong thời hạn học sinh đang theo học ở từng cấp học (đối với những học sinh bị giáo viên chủ nhiệm lớp khiển trách trước lớp).

Như vậy, ta thấy trường trung học phổ thông không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là phạt tiền đối với học sinh của trường mà chỉ được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

Trường trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm của trường THPT theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Pháp luật
Định mức số lượng người làm việc trong trường trung học phổ thông theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT từ 16/12/2023?
Pháp luật
Mẫu thông báo công khai thông tin cơ sở vật chất của trường trung học cơ sở (THCS) và trường trung học phổ thông (THPT) mới nhất năm 2022?
Pháp luật
Mẫu thông báo công khai thông tin chất lượng giáo dục thực tế của trường trung học cơ sở (THCS) và trường trung học phổ thông (THPT)?
Pháp luật
Trường trung học phổ thông có được phép bán đồng phục học sinh trong nhà trường không? Quy định về tiêu chuẩn đồng phục học sinh hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu dành cho học sinh mà trường trung học phổ thông phải đảm bảo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông?
Pháp luật
Trường trung học phổ thông có được tiếp nhận tài trợ bằng quyền sử dụng đất hay không? Tài trợ cho trường trung học phổ thông theo những hình thức nào?
Pháp luật
Nhà tài trợ có thể tài trợ cho trường trung học phổ thông theo hình thức tài trợ công trình được không?
Pháp luật
Cơ sở vật chất tại trường trung học phổ thông phải đảm bảo những yêu cầu nào mới đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất cấp 1?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường trung học phổ thông
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
4,207 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường trung học phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào