Trường năng khiếu mỗi năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
Trường năng khiếu mỗi năm phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tập luyện và thi đấu thể thao
1. Thành lập, duy trì tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu từng môn thể thao làm nòng cốt cho hoạt động thể thao của nhà trường.
2. Tổ chức, duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và lồng ghép, kết hợp tập luyện trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.
3. Tổ chức ít nhất một năm một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên, nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cử học sinh, sinh viên tham dự các hoạt động thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.
Và căn cứ theo Điều 2 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu; đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi chung là nhà trường); cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường giáo dưỡng; trường năng khiếu thể dục, thể thao; trường đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao.
Theo đó, các trường năng khiếu mỗi năm phải tổ chức ít nhất một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia.
Và nội dung, hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Hoạt động thể thao trong trường năng khiếu (Hình từ Internet)
Trường năng khiếu phải có bao nhiêu câu lạc bộ thể thao hoạt động thường xuyên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Câu lạc bộ thể thao
1. Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nền nếp.
2. Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.
3. Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương.
Như vậy, Mỗi trường năng khiếu có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp.
Và viêc thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh.
Học sinh theo học tại các trường năng khiếu có quyền gì trong việc tham gia hoạt động thể thao của nhà trường?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Người học
...
2. Quyền của người học
a) Học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động thể thao trong nhà trường; được tuyển chọn, cử tham gia thi đấu các giải, đại hội thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế.
b) Học sinh có năng khiếu thể thao được tuyển chọn đào tạo tại các trường năng khiếu thể thao theo quy định.
c) Học sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc do cơ quan quản lý giáo dục tổ chức và học sinh là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích khi tham gia các kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng theo các quy định hiện hành.
d) Sinh viên đoạt huy chương vàng, bạc, đồng trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc do cơ quan quản lý giáo dục tổ chức và sinh viên là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới được miễn môn học Giáo dục thể chất tại năm học đó..
đ) Được nhà trường, giáo viên, giảng viên giúp đỡ hoàn thành chương trình môn học Giáo dục thể chất và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
e) Học sinh, sinh viên được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục các cấp cử tham gia các cuộc thi thể thao phải nghỉ học quá thời gian theo quy định, nhà trường có trách nhiệm tổ chức dạy học bổ sung kiến thức, bảo đảm đủ điều kiện để tham dự các kỳ thi, các tín chỉ theo quy định.
g) Học sinh, sinh viên là vận động viên tập trung tập luyện ở đội tuyển quốc gia hoặc ở trung tâm đào tạo vận động viên các tỉnh, thành, ngành và quốc gia được cơ quan quản lý giáo dục các cấp tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục được học tập thường xuyên nhằm bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và trình độ đào tạo theo độ tuổi với hình thức phù hợp.
h) Được hưởng các quyền khác của người học theo quy định hiện hành.
Theo đó, học sinh theo học tại các trường năng khiếu có quyền được quy đinh như trên trong việc tham gia hoạt động thể thao của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?