Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì?

Trường mẫu giáo có được xem là cơ sở giáo dục mầm non hay không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì? Phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo được pháp luật quy định như thế nào?

Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không?

Căn cứ Điều 26 Luật Giáo dục 2019 quy định cơ sở giáo dục mầm non như sau:

Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Theo đó, cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

(1) Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

(2) Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

(3) Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Như vậy, trường mẫu giáo nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được xem là cơ sở giáo dục mầm non.

Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì?

Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì? (Hình từ Internet)

Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì?

Căn cứ Điều 23 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non như sau:

Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Theo quy định trên, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Như vậy, có thể thấy, trường mẫu giáo giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Như vậy, theo quy định, phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo là phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Trẻ em thuộc diện hộ nghèo thì trường mẫu giáo có hỗ trợ ăn trưa không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo như sau:

Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
1. Đối tượng hưởng chính sách
Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
đ) Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
2. Nội dung chính sách
Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Như vậy, theo quy định trên, trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang học tại lớp mẫu giáo trong trường mẫu giáo là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo thì được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng.

Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Trường mẫu giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì?
Pháp luật
Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?
Pháp luật
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm là gì? Học liệu xuất bản phẩm cần đáp ứng yêu cầu gì về tính an toàn?
Pháp luật
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn và tính giáo dục?
Pháp luật
Trường mẫu giáo tư thục có được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hay không? Trường mẫu giáo tư thục có phải công khai hoạt động tài chính?
Pháp luật
Trường mẫu giáo tư thục có được thực hiện huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần hay không?
Pháp luật
Trường mẫu giáo có thể ký bao nhiêu lao động hợp đồng đối với các vị trí nấu ăn và vị trí bảo vệ?
Pháp luật
Chiều cao thông thủy và chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn của trường mẫu giáo tối thiểu là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Nhà trẻ, trường mẫu giáo thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1 hay F1.2 theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Giải thể trường mẫu giáo cần chuẩn bị những hồ sơ gì và thực hiện giải thể trường theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mẫu giáo
80 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường mẫu giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào