Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?

Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào? - Câu hỏi của anh T.M (Hà Tĩnh)

Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Hệ thống giáo dục quốc dân
...
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

Bên cạnh đó, tại Điều 26 Luật Giáo dục 2019 có nội dung như sau:

Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Theo đó, trường mầm non là sự kết hợp của nhà trẻ và trường mẫu giáo nên sẽ nhận trẻ bao gồm từ 03 tháng đến 06 tuổi. Nhà trẻ thuộc cơ sở giáo dục mầm non và nhận trẻ có độ tuổi từ 03 tháng - 03 tuổi.

Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?

Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?

Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT nêu rõ số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở nhà trẻ như sau:

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các nhà trẻ.

- Giáo viên nhà trẻ là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhà trẻ, nhóm trẻ trong trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ tại các cơ sở giáo dục khác.

- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

- Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân ngành giáo dục mầm non trở lên.

- Giáo viên chưa qua đào tạo là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non là các giáo viên mầm non đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

Nhà trẻ nhận những trẻ em thế nào?

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT nêu rõ số trẻ em nhà trẻ như sau:

- Trẻ em nhà trẻ là trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi học ở các nhóm trẻ của nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, nhóm trẻ tại cơ sở giáo dục khác.

- Trẻ em học 02 buổi/ngày là trẻ em học cả sáng và chiều;

- Trẻ em học bán trú là trẻ em được tổ chức ăn trưa tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.

- Trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010) và được ra lớp học chung với trẻ em không khuyết tật tại các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập.

- Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nhóm trẻ là gì? Số trẻ em tối đa trong nhóm trẻ được quy định thế nào?

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT quy định về nhóm trẻ như sau:

- Nhóm trẻ là trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ theo độ tuổi từ 03 đến 12 tháng tuổi; từ 13 đến 24 tháng tuổi; từ 25 đến 36 tháng tuổi.

- Số trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau:

+ Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

+ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

+ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

Khi nhóm trẻ có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ giảm 05 (năm) trẻ. Mỗi nhóm trẻ có không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.

- Nhóm trẻ bao gồm các nhóm trẻ ở các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, nhóm trẻ tại cơ sở giáo dục khác.

- Trong điều kiện số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em.

- Nhóm trẻ độc lập là những cơ sở nhà trẻ ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động.

Nhóm trẻ độc lập thuộc loại hình dân lập và tư thục, do nhà đầu tư hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Nhóm trẻ độc lập thực hiện theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

Như vậy, nhóm trẻ là trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số lượng trẻ em tối đa trong nhóm trẻ là 15 trẻ trong nhóm từ 03 đến 12 tháng tuổi, 20 trẻ trong nhóm từ 13 đến 24 tháng tuổi và 25 trẻ trong nhóm từ 25 đến 36 tháng tuổi.

Trường mẫu giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khoảng cách từ nhà tới trường mẫu giáo là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
Pháp luật
Trường mẫu giáo có phải là cơ sở giáo dục mầm non không? Trường mẫu giáo giúp trẻ em học hỏi và phát triển những gì?
Pháp luật
Nhà trẻ là gì? Nhà trẻ có phải là trường mẫu giáo trường mầm non không? Các vị trí việc làm ở nhà trẻ thế nào?
Pháp luật
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm là gì? Học liệu xuất bản phẩm cần đáp ứng yêu cầu gì về tính an toàn?
Pháp luật
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn và tính giáo dục?
Pháp luật
Trường mẫu giáo tư thục có được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hay không? Trường mẫu giáo tư thục có phải công khai hoạt động tài chính?
Pháp luật
Trường mẫu giáo tư thục có được thực hiện huy động vốn dưới hình thức đóng góp cổ phần hay không?
Pháp luật
Trường mẫu giáo có thể ký bao nhiêu lao động hợp đồng đối với các vị trí nấu ăn và vị trí bảo vệ?
Pháp luật
Chiều cao thông thủy và chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn của trường mẫu giáo tối thiểu là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Nhà trẻ, trường mẫu giáo thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1 hay F1.2 theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mẫu giáo
6,006 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường mẫu giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường mẫu giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào