Trưởng khoa dược bệnh viện công lập phải có kinh nghiệm công tác và quản lý tối thiểu bao nhiêu năm?
Trưởng khoa dược bệnh viện công lập phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Trưởng khoa, phòng
1. Trình độ chuyên môn:
a) Khoa/phòng khối chuyên môn: Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm;
b) Khoa/phòng khối hành chính (chức năng): Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
2. Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
a) Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Phòng hoặc tương đương.
3. Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã giữ chức vụ quản lý cấp khoa/phòng và tương đương từ 01 năm trở lên hoặc có thời gian công tác trong lĩnh vực, công việc đảm nhiệm từ 05 năm trở lên (không tính thời gian tập sự).
Theo đó, Trưởng khoa dược bệnh viện công lập phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
Trưởng khoa dược bệnh viện công lập (Hình từ Internet)
Trưởng khoa dược bệnh viện công lập phải có kinh nghiệm công tác và quản lý tối thiểu bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 13 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Trưởng khoa, phòng
...
2. Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
a) Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Phòng hoặc tương đương.
3. Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã giữ chức vụ quản lý cấp khoa/phòng và tương đương từ 01 năm trở lên hoặc có thời gian công tác trong lĩnh vực, công việc đảm nhiệm từ 05 năm trở lên (không tính thời gian tập sự).
Theo đó, Trưởng khoa dược bệnh viện công lập phải có thời gian giữ chức vụ quản lý cấp khoa hoặc phòng và tương đương từ 01 năm trở lên hoặc có thời gian công tác trong lĩnh vực, công việc đảm nhiệm từ 05 năm trở lên (không tính thời gian tập sự).
Ai có quyền quyết định trong việc bổ nhiệm Trưởng khoa dược tại bệnh viện công lập?
Theo khoản 2 Điều 28 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với các chức vụ quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế như sau:
Thẩm quyền
Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ, cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.
3. Bộ Y tế quyết định hoặc có văn bản thỏa thuận cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ được kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý khác. Một người giữ chức vụ cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ sẽ không được kiêm nhiệm quá 01 (một) chức vụ cấp trưởng khác.
4. Thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý đối với các đơn vị được giao thí điểm tự chủ toàn diện thực hiện theo phân cấp của cấp có thẩm quyền và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Theo đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.
Như vậy, Giám đốc bệnh viện công lập có quyền quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với Trưởng khoa dược tại bệnh viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?