Trường hợp trong nhà nghỉ có đặt camera quay lén để xúc phạm người khác thì bị xử lý như thế nào?

Tôi muốn biết trong nhà nghỉ có đặt camera quay lén thì bị xử lý như thế nào? Vài hôm trước tôi có cùng gia đình đi du lịch và có đặt một nhà nghỉ để dừng chân nghỉ ngơi. Tuy nhiên vì có nghe nhiều về vấn đề camera quay lén nên tôi có thử kiểm tra và phát hiện tại đây có đặt một camera quay lén. Vậy trường hợp nhà nghỉ đặt camera quay lén để xúc phạm người khác thì bị xử lý như thế nào?

Cá nhân có quyền gì để bảo vệ mình khi bị quay lén?

Theo Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 quy định các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:

"Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật."

Như vậy, khi quyền dân sự của mình bị xâm phạm thì người bị quay lén đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại….

Trường hợp trong nhà nghỉ có đặt camera quay lén để xúc phạm người khác thì bị xử lý như thế nào?

Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp trong nhà nghỉ có đặt camera quay lén với mục đích làm nhục người khác có thể bị phạt hành chính với số tiền lên đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải cải chính và xin lỗi công khai theo quy định tại khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Quay lén trong nhà nghỉ

Quay lén trong nhà nghỉ

Ngoài ra, Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau:

(1) Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Đối với người đang thi hành công vụ;

- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Làm nạn nhân tự sát.

(4) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trường hợp trong nhà nghỉ có đặt camera quay lén nếu phát tán hình ảnh hoặc làm nhục người khác tùy vào mục đích, động cơ có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tống tiền người khác bằng clip quay lén thì phạm tội gì?

Theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

(1) Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, theo quy định trên, tống tiền người khác có thể phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Mức phạt tù tùy vào từng trường hợp có thể phạt tù lên đến 15 năm.

Như vậy, nhà nghỉ đặt camera có thể vi phạm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân của người khác. Tùy vào tính chất, mục đích, động cơ khác nhau mà trong từng trường hợp có thể xử phạt hành chính đến 30.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hình sự
Tội cưỡng đoạt tài sản
Quay lén Tải trọn bộ các văn bản về Quay lén hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Gọi điện khủng bố, bôi nhọ người khác để đòi tiền mặc dù không vay có thể bị truy cứu TNHS tội gì?
Pháp luật
Đe dọa tung hình ảnh nhạy cảm của người khác lên mạng bị xử lý thế nào? Tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị phạt ra sao?
Pháp luật
Quay lén người khác là gì? Quay lén người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cố ý làm lộ clip nóng của bạn gái lên mạng thì đi bao nhiêu năm tù? Bị người khác làm lộ clip nóng lên mạng thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Truy nã là gì? Trốn truy nã có làm tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Nội dung quyết định truy nã bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự
4,874 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm hình sự Tội cưỡng đoạt tài sản Quay lén

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự Xem toàn bộ văn bản về Tội cưỡng đoạt tài sản Xem toàn bộ văn bản về Quay lén

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào