Trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế thì ưu đãi đầu tư được áp dụng như thế nào? Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp này thế nào?
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên được hưởng ưu đãi đầu tư khi nào?
Dự án đầu tư (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
...
4. Dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
c) Dự án đầu tư sử dụng từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và pháp luật về lao động.
Theo đó đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên muốn được hưởng ưu đãi đầu tư thì phải sử dụng 500 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong đó không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
Trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế thì ưu đãi đầu tư được áp dụng như thế nào?
Tại khoản 7 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
...
7. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
a) Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
b) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưu đãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án trước khi chia, tách;
c) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫn đáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điều kiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
Theo đó trường hợp tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế thì được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế thế nào?
Về điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế thực hiện theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 51 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức kinh tế được hình thành sau khi tổ chức lại tổ chức kinh tế được kế thừa và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đối với dự án đầu tư mà tổ chức kinh tế bị tổ chức lại đã thực hiện trước khi tổ chức lại theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan.
- Nhà đầu tư quyết định việc tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Sau khi hoàn thành thủ tục tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư, nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và việc điều chỉnh dự án đầu tư khi tổ chức lại làm thay đổi nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc 04 bộ hồ sơ quy định tại cho Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án để điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư để điều chỉnh dự án theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh được gửi cho nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?