Trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện nếu thực hiện không đầy đủ biện pháp khắc phục hạn chế cạnh tranh trên thị trường thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét dựa trên những yếu tố nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp thuộc trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện là gì?
- Chế tài khi thực hiện không đầy đủ biện pháp nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường trong trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện là gì?
Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét dựa trên những yếu tố nào?
Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét dựa trên những yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 4 Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018 về nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế như sau:
Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
…
4. Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét tổng thể dựa trên các ưu thế về đặc tính sản phẩm, chuỗi sản xuất, phân phối, năng lực tài chính, thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu thế khác của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, dẫn tới nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
5. Khả năng doanh nghiệp tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên thu sau tập trung kinh tế được đánh giá căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Thay đổi dự kiến về cầu trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan;
b) Thay đổi dự kiến về cung của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ;
c) Thay đổi dự kiến về giá, sản lượng, điều kiện giao dịch của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ là các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Điều kiện và nguy cơ các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường gia tăng phối hợp hoặc thỏa thuận nhằm tăng giá bán hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu;
đ) Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng tăng giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.
Như vậy, lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét tổng thể dựa trên các ưu thế về đặc tính sản phẩm, chuỗi sản xuất, phân phối, năng lực tài chính, thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu thế khác của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, dẫn tới nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
Trách nhiệm của doanh nghiệp thuộc trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Cạnh tranh 2018 về thực hiện tập trung kinh tế:
Theo đó, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018 phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.
Chế tài khi thực hiện không đầy đủ biện pháp nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường trong trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác như sau:
Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác
…
2. Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh.
Đồng thời, theo quy định tại b khoản 1 Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018 về quyết định về việc tập trung kinh tế như sau:
Quyết định về việc tập trung kinh tế
1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 42 Luật Cạnh tranh 2018 về tập trung kinh tế có điều kiện.
Theo đó, tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
- Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
- Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
- Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.
Như vậy, phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi không thực hiện đầy đủ biện pháp nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường trong trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?