Trường hợp nào phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)? Hội đồng ENT dựa trên cơ sở nào để làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ?
- Trường hợp nào phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)?
- Doanh nghiệp lập cơ sở bán lẻ đầu tiên của mình để bán hàng hóa của một nhãn hiệu, mà nhãn hiệu đó đã được bán tại cơ sở bán lẻ khác được xem là cơ sở bán lẻ thứ nhất không?
- Hội đồng ENT dựa trên cơ sở nào để làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ?
Trường hợp nào phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT như sau:
Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
1. Trường hợp phải thực hiện ENT
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Như vậy, trường hợp phải thực hiện ENT: lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Doanh nghiệp lập cơ sở bán lẻ đầu tiên của mình để bán hàng hóa của một nhãn hiệu, mà nhãn hiệu đó đã được bán tại cơ sở bán lẻ khác được xem là cơ sở bán lẻ thứ nhất không?
Cơ sở bán lẻ (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất như sau:
9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định này, mặc dù cơ sở bán lẻ được thành lập là cơ sở bán lẻ đầu tiên của doanh nghiệp tuy nhiên, nếu tại Việt Nam mà nhãn hiệu hàng hóa dự định bán lẻ đã có cơ sở bán lẻ được thành lập bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, thì cơ sở bán lẻ mới được thành lập vẫn bị xem là cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, và phải thực hiện thủ tục ENT (nếu thuộc trường hợp phải ENT).
Hội đồng ENT dựa trên cơ sở nào để làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT) như sau:
Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)
1. Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.
3. Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.
Như vậy, Hội đồng ENT làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ dựa trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
- Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;
- Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;
- Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;
- Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;
- Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:
+ Tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;
+ Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Tóm lại, mặc dù cơ sở bán lẻ được thành lập là cơ sở bán lẻ đầu tiên của doanh nghiệp, tuy nhiên, nếu tại Việt Nam mà nhãn hiệu hàng hóa dự định bán lẻ đã có cơ sở bán lẻ được thành lập bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, thì cơ sở bán lẻ mới được thành lập vẫn bị xem là cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?