Trường hợp nào được phép tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp?
- Trường hợp nào được phép tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp?
- Hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp thế nào?
- Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp được tính từ thời điểm nào?
Trường hợp nào được phép tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tiêu hủy tài liệu kế toán như sau:
Tiêu hủy tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ của đơn vị kế toán nào thì đơn vị kế toán đó thực hiện tiêu hủy.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
Căn cứ trên quy định tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, trừ trường hợp pháp luật khác quy định.
Như vậy, tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
Hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp thế nào?
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định tiêu hủy tài liệu kế toán như sau:
Tiêu hủy tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ nếu không có chỉ định nào khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ của đơn vị kế toán nào thì đơn vị kế toán đó thực hiện tiêu hủy.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
Căn cứ trên quy định tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị kế toán để lựa chọn hình thức tiêu hủy tài liệu kế toán cho phù hợp như đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo tài liệu kế toán đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
Tài liệu kế toán lưu trữ của đơn vị kế toán nào thì đơn vị kế toán đó thực hiện tiêu hủy.
Trường hợp nào được phép tiêu hủy tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp được tính từ thời điểm nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán như sau:
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:
1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12, khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.
3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.
Theo đó, thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?