Trường hợp nào cán bộ vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách?
- Trường hợp nào cán bộ vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách?
- Trường hợp cán bộ vi phạm đã bị xử lý kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì bị xử lý kỷ luật gì không?
- Trường hợp cán bộ vi phạm khiển trách gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Trường hợp nào cán bộ vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
1- Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở.
b) Không phổ biến kịp thời, chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng hoặc không chỉ đạo, tổ chức thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng.
c) Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Công đoàn, của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để cấp dưới thực hiện sai hoặc quyết định sai.
d) Giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ, không đúng quyền hạn dẫn đến cấp dưới vi phạm.
đ) Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định để tình trạng đơn, thư khiếu kiện vượt cấp phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị.
e) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đối chiếu quy định trên, cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc cán bộ giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ, không đúng quyền hạn dẫn đến cấp dưới vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng có bị xử lý kỷ luật khiển trách.
Cán bộ
Trường hợp cán bộ vi phạm đã bị xử lý kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì bị xử lý kỷ luật gì không?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
...
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Thiếu kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn trong phạm vi trực tiếp lãnh đạo, quản lý.
b) Chỉ đạo thực hiện trái pháp luật hoặc không rõ, không nhất quán, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản của Công đoàn; tham mưu, đề xuất gian dối, lừa cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật.
c) Thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để đơn vị xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, quy trình, quy định công tác, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền sai sự thật; không giải quyết kịp thời những tồn tại ở đơn vị, ngành, lĩnh vực mình phụ trách dẫn đến có nhiều sai phạm nghiêm trọng, mất đoàn kết nội bộ hoặc khiếu nại, tố cáo đông người.
đ) Bố trí bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em ruột (anh chị em vợ, chồng) của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định của của Đảng và Nhà nước, Công đoàn.
e) Để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc khi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Trường hợp cán bộ vi phạm khiển trách gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy định hình thức xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017 quy định như sau:
Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành
...
3- Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc (nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật):
a) Bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm nghiêm trọng của cấp dưới, dẫn đến vi phạm đến mức phải xử lý bằng pháp luật.
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cố tình báo cáo sai sự thật, che giấu tội phạm, hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc che dấu tình trạng mất đoàn kết nội bộ kéo dài ở nơi mình trực tiếp phụ trách.
c) Trực tiếp gây ra hoặc do quan liêu, thiếu trách nhiệm để cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách mất đoàn kết nghiêm trọng.
d) Người đứng đầu đơn vị kinh tế, sự nghiệp của Công đoàn thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định dẫn đến đơn vị sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tiền, tài sản của Nhà nước, Công đoàn, của tập thể và cá nhân người lao động.
Như vậy, trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp nêu trên thì kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc (nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?