Trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định?
- Trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định?
- Văn bản xin kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trong trường hợp đặc biệt được trình chậm nhất là khi nào?
- Quy trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt được thực hiện như thế nào?
- Thời hạn được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt là bao lâu?
Trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Dầu khí là các trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lô dầu khí có điều kiện địa chất phức tạp hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ hoặc trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Như vậy, trường hợp đặc biệt được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí là những trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lô dầu khí có điều kiện địa chất phức tạp hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ hoặc trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí (Hình từ Internet)
Văn bản xin kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trong trường hợp đặc biệt được trình chậm nhất là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt
...
2. Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò trình Bộ Công Thương thẩm định.
3. Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.
Theo đó, văn bản xin kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí trong trường hợp đặc biệt được trình Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước ngày kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò.
Do nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện gửi trình Bộ Công Thương thẩm định. Văn bản này phải nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò.
Quy trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định
a) Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
c) Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Theo đó, quy trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt được thực hiện bằng hình thức: thông qua lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua Hội đồng thẩm định.
Quy trình cụ thể của từng hình thức này được thực hiện theo quy định như trên.
Thời hạn được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Dầu khí 1993, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2008 quy định như sau:
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm.
Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.
2. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm.
Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Theo đó, thì thời hạn được kéo dài giai đoạn tìm kiếm thăm dò trong trường hợp đặc biệt không được quy định cụ thể là bao nhiêu năm, thời hạn này do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?