Trường dạy nghề gồm những loại nào? Quá trình thiết kế trường dạy nghề cần đảm bảo tuân thủ các quy định chung nào?
Trường dạy nghề theo quy định hiện nay gồm những loại nào?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định về trường dạy nghề bao gồm:
"1.2. Trường dạy nghề gồm: trường dạy nghề công lập và trường dạy nghề ngoài công lập.
CHÚ THÍCH:
1) Trường dạy nghề ngoài công lập bao gồm : trường dạy nghề bán công, trường dạy nghề dân lập, trường dạy nghề tư thục.
2) Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với trường dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
3) Trường dạy nghề trong tiêu chuẩn này bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề nhằm đào tạo các trình độ trong dạy nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề."
Quá trình thiết kế trường dạy nghề cần đảm bảo tuân thủ các quy định chung nào?
Quá trình thiết kế trường dạy nghề cần đảm bảo tuân thủ các quy định chung nào? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, quy định chung đối với quá trình thiết kế trường dạy nghề được quy định như sau:
"3. Quy định chung
3.1. Thiết kế trường dạy nghề phải đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực nghề nghiệp; đảm bảo tính thiết thực và hiện đại, phù hợp với kỹ thuật và công nghệ; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật với rèn luyện kỹ năng thực hành.
3.2. Thiết kế trường dạy nghề phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề và điều kiện kinh tế- xã hội ở các địa phương. Đảm bảo các yêu cầu về điều kiện đất đai, các chỉ tiêu quy hoạch như quy định về quy hoạch xây dựng [1].
3.3. Quy mô xây dựng trường dạy nghề được xác định trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và học tập của trường.
3.4. Trường dạy nghề được thiết kế với cấp công trình như quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [2].
3.5. Trong cùng một trường cho phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng ưu tiên cấp công trình cao cho khu học tập - thực hành.
3.6. Số lượng học sinh được đào tạo phụ thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng trường phù hợp với kế hoạch đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) của từng nghề đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo nghề và trình độ đào tạo nghề do cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt theo quy định về phân cấp quản lý.
3.7. Trường dạy nghề có quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh; trung tâm dạy nghề tối thiểu là 150 học sinh. Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khóa học. Tùy theo đặc điểm của từng nghề, mỗi lớp không quá 35 học sinh
3.8. Đối với trường cao đẳng nghề quy mô đào tạo tối thiểu là 700 học sinh, sinh viên. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 20.000 m2 đối với khu vực đô thị, 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
3.9. Đối với trường trung cấp nghề, quy mô đào tạo tối thiểu là 500 học sinh. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô ngành nghề, trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 10 000 m2 đối với khu vực đô thị, 30 000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
CHÚ THÍCH:
1. Quy mô trường dạy nghề được tính theo số lượng học sinh nhiều nhất của hệ học chính quy dài hạn
2. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo trong dạy nghề để lựa chọn quy mô cho phù hợp.
3.10. Khi thiết kế trường dạy nghề phải tính đến môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Các yêu cầu thiết kế xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải tuân theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002."
Khi thiết kế trường dạy nghề, các yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng cần đáp ứng là gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9210:2012 về Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế, yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng đối với quá trình thiết kế trường dạy nghề được quy định cụ thể như sau:
"4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
4.1. Địa điểm xây dựng trường dạy nghề cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư và mạng lưới trường dạy nghề;
- Thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động khác của trường;
- Gần các cơ sở sản xuất có ngành nghề mà trường đào tạo như xí nghiệp công nghiệp, công trường xây dựng, nông trường, lâm trường, bến cảng và các công trình, cụm công trình khác có liên quan đến ngành nghề đào tạo.
4.2. Khu đất xây dựng trường dạy nghề cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập;
- Giao thông thuận tiện và an toàn;
- Nền đất tốt, không bị úng, ngập, thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước;
- Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại theo quy định về quy hoạch xây dựng[1], được nêu trong Bảng 1
4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng phù hợp với công năng và các yêu cầu về giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan
4.4. Có đủ khối công trình phục vụ cho nhu cầu đào tạo và các hoạt động của nhà trường trong học tập đào tạo nghề (gồm học và thực hành), giáo dục thể chất và phục vụ sinh hoạt của học sinh học nghề khi ở nội trú.
4.5. Diện tích khu đất xây dựng trường được tính như quy định trong Bảng 2.
4.6. Chỉ giới xây dựng các công trình của trường dạy nghề phải cách đường đỏ ít nhất là 15 m. Nếu gần trục giao thông chính, khoảng cách đó phải lớn hơn 50 m.
4.7. Mật độ xây dựng từ 20 % đến 40 %, diện tích cây xanh từ 30 % đến 40 % diện tích khu đất xây dựng.
CHÚ THÍCH: Nếu trường dạy nghề xây dựng giáp với rừng núi, vườn cây hoặc giữa cánh đồng thì diện tích xây xanh có thể giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 20 %.
4.8. Khu đất xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt phải được ngăn cách với khu học tập bằng dải cây xanh hoặc sân thể thao và có lối đi riêng biệt.
4.9. Khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào. Chiều cao của hàng rào không nhỏ hơn 1,5 m. Vật liệu làm hàng rào tùy theo điều kiện của từng địa điểm xây dựng nhưng phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ và mỹ quan."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về phân loại trường dạy nghề, các quy định chung và những yêu cầu về khu đất xây dựng, quy hoạch tổng mặt bằng cần đáp ứng đối với quá trình thiết kế trường dạy nghề để các cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?