Trường Đại học Tài chính, Quản trị kinh doanh hoạt động với sứ mệnh gì? Chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh hoạt động với sứ mệnh gì?
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh hoạt động với sứ mệnh gì? Chịu sự quản lý của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Tư cách của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh được quy định tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BTC năm 2012 như sau:
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (sau đây gọi tắt là Trường) được thành lập theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh.
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Tên giao dịch quốc tế: University of Finance and Business Administration.
Trụ sở của Trường đặt tại tỉnh Hưng Yên.
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh có sứ mạng như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học;
- Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế;
- Cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không? Chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Tư cách của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BTC năm 2012 như sau:
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Theo đó, Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Nhiệm vụ của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh trong việc đào tạo bồi dưỡng là gì?
Nhiệm vụ của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BTC năm 2012 như sau:
- Tổ chức đào tạo nhân lực ở trình độ đại học, sau đại học, cao đẳng, theo ngành và chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
+ Đảm bảo đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp về quản lý kinh tế tương xứng với trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội và có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cho từng ngành và chuyên ngành trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm sự liên thông giữa các ngành và chuyên ngành, các trình độ đào tạo trong Trường.
+ Thường xuyên phát triển chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa;
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo từng trình độ;
+ Cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính;
+ Chấp hành pháp luật về giáo dục, thực hiện xã hội hóa về giáo dục.
- Điều tra dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực xã hội đối với từng ngành nghề của Trường; trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phương thức đào tạo của Trường;
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và thực hiện công khai thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trường;
- Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học theo quy định;
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền;
+ Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường;
+ Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?