Trưởng Công an cấp huyện kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn gồm những nội dung nào?
- Thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn được hiểu như thế nào?
- Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn bao nhiêu tháng một lần?
- Trưởng Công an cấp huyện kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn gồm những nội dung nào?
Thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc bố trí lực lượng, phương tiện để bảo đảm trong mọi tình huống, thời điểm đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn là việc bố trí lực lượng, phương tiện để bảo đảm trong mọi tình huống, thời điểm đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn.
Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn bao nhiêu tháng một lần?
Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn bao nhiêu tháng một lần? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm, hình thức kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo hệ lực lượng hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.
2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không quá 03 tháng một lần, kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.
3. Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện kiểm tra thường xuyên công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi quản lý của mình hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
4. Người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó hoặc cán bộ chỉ huy thuộc quyền quản lý để thực hiện công tác kiểm tra.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trưởng Công an cấp huyện thực hiện kiểm tra định kỳ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không quá 03 tháng một lần.
Trưởng Công an cấp huyện kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Kiểm tra báo động: Theo dõi việc bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
2. Kiểm tra lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Quân số cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực;
b) Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực;
c) Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; triển khai đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo tình huống giả định.
3. Kiểm tra phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Số lượng, tính đồng bộ, tình trạng hoạt động của các phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Mức nhiên liệu, mức nước và lượng chất chữa cháy của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới;
c) Việc thực hiện quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Kiểm tra các điều kiện phục vụ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Nơi trực tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
b) Việc quản lý, sử dụng phương án cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phiếu chiến thuật chữa cháy;
c) Việc bảo đảm về nhà để xe, bến bãi, nơi để phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thường trực và dự trữ.
5. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ và việc tự kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị.
Như vậy, kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn gồm những nội dung sau đây:
- Kiểm tra báo động: Theo dõi việc bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
- Kiểm tra lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn.
- Kiểm tra phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn.
- Kiểm tra các điều kiện phục vụ công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn.
- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ và việc tự kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?