Trường cán bộ Thanh tra chủ trì phối hợp với cơ quan nào biên soạn giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ?
Trường cán bộ Thanh tra có trụ sở chính đặt tại đâu?
Theo quy định tại Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Trường cán bộ Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 444/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Trường Cán bộ Thanh tra (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phục vụ quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
2. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; tự bảo đảm chi thường xuyên; trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có cơ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trường cán bộ Thanh tra có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có cơ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trường cán bộ Thanh tra chủ trì phối hợp với cơ quan nào biên soạn giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Trường cán bộ Thanh tra chủ trì phối hợp với cơ quan nào biên soạn giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Trường cán bộ Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 444/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trường do Tổng Thanh tra Chính phủ giao; cấp chứng chỉ, chứng nhận theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ;
2. Chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ biên soạn và trình Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt tài liệu, giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này; chủ động biên soạn giáo trình, tài liệu thuộc các chương trình bồi dưỡng khác;
3. Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan;
4. Chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật;
5. Chủ trì, phối hợp tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề án, dự án trong nước và các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng;
6. Tổ chức cung cấp dịch vụ, nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ các đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ, các đoàn công tác của Thanh tra các bộ, ngành, địa phương lưu trú tại Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Nha Trang;
7. Khai thác cơ sở vật chất được giao khi chưa sử dụng hết cho các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và các nhiệm vụ quy định tại khoản 6 Điều này để cung cấp các dịch vụ theo Đề án về quản lý sử dụng tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
8. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ;
9. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trường cán bộ Thanh tra chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ biên soạn và trình Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt tài liệu, giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này.
Bên cạnh đó, Trường cán bộ Thanh tra chủ động biên soạn giáo trình, tài liệu thuộc các chương trình bồi dưỡng khác.
Trường Cán bộ Thanh tra làm việc theo chế độ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Trường cán bộ Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 444/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Trường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác của mọi viên chức, người lao động;
2. Đề cao việc phối hợp công tác, trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc;
3. Giảng viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định về quản lý giảng viên và những quy định khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Như vậy, Trường Cán bộ Thanh tra làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác của mọi viên chức, người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?