Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là ai? Trách nhiệm của Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP?
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là ai?
Thành viên Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo Điều 1 Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) như sau:
Thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP (gọi tắt là Ban Thư ký), gồm các thành viên sau:
1. Trưởng ban: Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Các Phó Trưởng ban:
- Phó Trưởng ban thường trực là 01 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các Phó Trưởng ban là đại diện cấp Thứ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
3. Các thành viên: là đại diện cấp Cục/Vụ thuộc Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Công an; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo quy định nêu trên thì Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trách nhiệm của Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được quy định thế nào?
Trách nhiệm của Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo Điều 5 Quy chế làm việc của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3028/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
- Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Thư ký theo nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký được ban hành tại Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP.
- Chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện các hoạt động của Ban Thư ký; xem xét quyết định kế hoạch công tác hằng năm của Ban Thư ký; trực tiếp chủ trì các cuộc họp Ban Thư ký; phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì một số cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký khi cần thiết.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch làm việc của Ban Thư ký và của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các dự án, nhiệm vụ; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải quyết thủ tục hành chính; cho ý kiến về các cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng.
- Ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc các thành viên khác của Ban Thư ký giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban khi cần thiết.
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là ai? Trách nhiệm của Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP làm việc dựa trên nguyên tắc như nào?
Nguyên tắc làm việc của Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3028/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Thư ký chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
3. Ban Thư ký làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, đảm bảo sự thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban; Trưởng ban là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Thư ký; Phó Trưởng ban được quyết định một số vấn đề cụ thể theo phân công, ủy quyền của Trưởng ban; các thành viên Ban Thư ký chịu trách nhiệm triển khai công việc được phân công và chủ động chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao để thực hiện JETP.
4. Trưởng ban chủ trì các cuộc họp định kỳ theo kế hoạch và triệu tập các cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký.
5. Các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Thư ký, trường hợp do bận công tác quan trọng khác không thể tham dự họp, phải báo cáo Trưởng ban và ủy quyền cho người đại diện có trách nhiệm dự họp; ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của thành viên Ban Thư ký.
6. Ban Thư ký phân công các thành viên chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ thực hiện JETP; phối hợp với Nhóm các đối tác quốc tế, đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế để thúc đẩy triển khai các nội dung Tuyên bố JETP.
Theo quy định nêu trên Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Ban Thư ký làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, đảm bảo sự thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban;
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Thư ký.
- Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP chủ trì các cuộc họp định kỳ theo kế hoạch và triệu tập các cuộc họp đột xuất khi cần thiết.
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?